5 Tháng Năm, 2024

Những món ăn người bị men gan cao nên ăn và tránh ăn

Men gan cao là một vấn đề bệnh lý phổ biến ngày nay. Tình trạng tăng men gan không chỉ liên quan đến các vấn đề bệnh lý tại gan mà còn chịu sự ảnh hưởng lớn từ chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh. Nếu bạn đang có thắc mắc về việc người bị men gan cao nên ăn và tránh ăn những thức ăn nào mới tốt thì ngay bây giờ Blog Ẩm Thực sẽ giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây. Bạn hãy theo dõi nhé!

1. Những món ăn người bị men gan cao nên ăn.

Thức ăn giàu axit folic

Axit folic là một dạng của vitamin B9, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất, tăng trưởng, và chức năng của tế bào hồng cầu. Thiếu hụt axit folic có thể khiến mức ALT cao hơn bình thường. Vì vậy, chế độ ăn cho người mắc men gan cao cần bổ sung folate từ các nguồn như rau xanh đậm (rau bina, cải xoăn và cải bruxen), hạt đậu, đậu phộng, ngũ cốc, gan,..

 

<<<Xem thêm: Người bị đau mắt đỏ nên tránh ăn gì? Nên ăn gì?

Trái cây giàu vitamin C

Trái cây giàu Vitamin C là những thực phẩm có lợi cho người bị men gan cao. Vitamin C có tác động tích cực trong việc giảm men gan. Các nguồn giàu vitamin C bao gồm cam, chanh, bưởi, ổi, táo…

 

Nước trái cây

Trái cây chứa nhiều vitamin và rất có lợi cho sức khỏe, giúp gan được thanh lọc. Do đó, người mắc men gan cao nên uống nước hoặc nước trái cây hàng ngày để tăng sức kháng, giải độc gan, và giảm men gan hiệu quả. Nên uống 1,5 đến 2 lít hằng ngày, bao gồm cả nước trái cây.

 

Tăng bổ sung chất đạm

Protein là thành phần cấu tạo chính của tất cả tế bào trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyên chở chất trong máu, cân bằng áp lực keo của dịch thể. Gan là cơ quan dự trữ và sản xuất protein quan trọng của cơ thể, nhưng khi bị tổn thương, khả năng này sẽ bị giảm và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động và cả hệ miễn dịch. Vì vậy, người bị men gan cao nên bổ sung thêm protein từ thịt nạc, trứng, sữa, cá, và các loại đậu để giúp phục hồi và củng cố hệ miễn dịch.

 

Tỏi

Ăn tỏi thường xuyên có thể giúp hỗ trợ sức khỏe của gan. Các chất dinh dưỡng có trong tỏi như allicin, vitamin B6, vitamin C và selen sẽ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Tỏi cũng kích thích các enzym gan hỗ trợ tiêu hóa.

 

<<<Xem thêm:Người bị bệnh hen suyễn nên tránh ăn gì và nên ăn gì?

Dầu oliu

Dùng dầu ô liu có thể giúp làm giảm mức độ enzym trong gan và làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan.

 

Thực phẩm giàu Omega-3

Các chuyên gia khuyến nghị rằng một chế độ ăn giàu axit béo Omega-3 sẽ làm giảm men gan. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá hồi, cá mòi, và cá ngừ, chứa nhiều axit béo Omega-3, có khả năng ngăn chặn sự tích tụ chất béo trong gan, duy trì mức enzyme gan ở mức bình thường.

 

Thực phẩm chứa Vitamin A

Người men gan cao cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin để kích thích gan sản xuất mật, từ đó giúp tăng quá trình thải độc gan. Vitamin A có trong cà rốt, bí đỏ, bơ, cá hồi, phô mai, trứng gà, nghệ, bắp cải, tỏi tây, có khả năng cải thiện hệ miễn dịch và hạn chế viêm gan do virus gây ra.

 

Thực phẩm chứa Vitamin B

Thực phẩm chứa Vitamin B rất quan trọng cho hoạt động của cơ thể và đặc biệt là tốt cho gan. Chúng đảm bảo sự hoạt động của hệ thống thần kinh, hạn chế nhiễm trùng, và thúc đẩy tái tạo tế bào gan, giảm hiện tượng men gan. Một số nguồn giàu Vitamin B bao gồm lạc, đậu, rau xanh, giá đỗ, trái cây, thịt nạc, ớt, cà chua, tỏi, và nội tạng động vật.

 

<<<Xem thêm:Top các thực phẩm nên ăn giúp vết thương hở mau lành

Quả việt quất

Những loại quả mọng như việt quất có khả năng bảo vệ tế bào gan khỏi bị hư hại. Chúng làm giảm tình trạng viêm gan.

 

Quả óc chó

Quả óc chó chứa nhiều axit béo Omega-3, một yếu tố quan trọng trong việc khôi phục chức năng gan. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, sau khi ăn quả óc chó, đã có cải thiện trong các xét nghiệm chức năng gan.

 

Quả bơ

Bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh và các hóa chất làm chậm quá trình tổn thương gan. Bơ cũng rất giàu chất xơ, tốt cho việc kiểm soát cân nặng.

 

Trà xanh

Trà xanh là loại cây có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa EGCG, giúp loại bỏ chất oxy hóa và chất béo tích tụ trong gan, từ đó hỗ trợ giảm men gan. Việc uống trà xanh hàng ngày có thể thúc đẩy quá trình thanh lọc, làm mát, và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.

 

<<<Xem thêm:Người Sau Phẫu Thuật Nên Ăn Gì , Kiêng Gì Để Nhanh Phục Hồi

Cà phê

Một nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của cà phê đối với người bị gan nhiễm mỡ không do rượu đến từ caffeine. Các đặc tính bảo vệ có thể đến từ các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa có trong cà phê. Điều này cho thấy cà phê có khả năng bảo vệ gan và đối phó với nguy cơ mắc bệnh ung thư.

 

Bông cải xanh

Bông cải xanh có chứa nhiều chất xơ, canxi, magie, kali và hoạt chất Isothiocyanates – có khả năng chống oxi hóa, điều hòa lượng enzyme trong gan.

 

Củ cải trắng

Củ cải trắng chứa nhiều protein và lipid, có khả năng thanh nhiệt, detox gan, kiểm soát bilirubin trong máu, làm tăng lượng oxy trong máu. Từ đó có thể giúp kiểm soát tình trạng vàng da trong trường hợp men gan cao.

 

Các loại ngũ cốc

Đây là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng và có tác động hiệu quả đối với sức khỏe gan. Những nguyên liệu như bột yến mạch, lúa mì, ngô, khoai tây, sắn, và các loại đậu đều cung cấp lượng lớn vitamin B và chất xơ, giúp tăng cường chức năng gan và hỗ trợ quá trình giải độc gan.

 

<<<Xem thêm:Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Gì ? Bị Tiểu Đường Không Được Ăn Gì

2. Những món ăn người bị men gan cao tránh ăn.

Rượu, bia

Đồ uống này chứa nhiều cồn (ethanol) do quá trình lên men ngũ cốc. Khi tiêu thụ, gan chuyển hóa ethanol thành axit acetic để loại bỏ khỏi cơ thể. Tuy nhiên, quá trình này có thể tạo ra acetaldehyde, một chất độc có thể gây viêm, tổn thương gan hoặc thậm chí gia tăng nguy cơ men gan cao. Vì vậy, người mắc men gan cao nên tránh rượu bia, vì nó có thể gây hại gan và làm tăng mức men gan.

 

Đồ cay nóng

Sử dụng thực phẩm cay nóng và khó tiêu khi men gan cao có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh hiện có. Không chỉ vậy, thực phẩm cay nóng có thể tăng nguy cơ gây tắc mạch máu do sự tích tụ của hồng cầu, làm tăng áp lực tĩnh mạch gan, góp phần vào tăng mức men gan và tăng khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

 

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Chất béo trong đồ ăn chiên và xào có thể kích hoạt tế bào Kupffer ở gan, gây tổn thương nghiêm trọng cho tế bào gan và dẫn đến tăng men gan, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như xơ gan. Hơn nữa, việc tiêu thụ nhiều đồ ăn dầu mỡ cũng tăng cholesterol trong máu, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và chức năng gan.

 

<<<Xem thêm:Những loại thực phẩm gây mất sữa, mẹ bỉm không nên ăn

Đồ ăn nhiều đường

Thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường có thể tăng mức Triglyceride trong máu, dẫn đến làm giảm lưu thông máu và tăng độ kết dính và tích tụ tế bào hồng cầu trong vi huyết quản, góp phần vào làm tắc nghẽn mao mạch. Hơn nữa, sự tăng đường trong máu cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu các dưỡng chất quan trọng khác cho cơ thể.

 

Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa, như mỡ gia súc, mỡ gia cầm, cholesterol, và trans fat, góp phần làm tăng lượng mỡ tích tụ quanh cơ quan nội tạng, bao gồm cả gan. Tiêu thụ quá nhiều thức ăn giàu chất béo bão hòa dẫn đến sự tích tụ mỡ trong gan nhiều hơn so với ăn thức ăn giàu chất béo không bão hòa, cùng với việc tăng men gan và lượng mỡ trong máu.

 

Thực phẩm chứa nhiều muối

Người mắc men gan cao cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối, vì lượng muối quá mức (hơn 5g/ngày) có thể gây tăng huyết áp và dẫn đến sự tích tụ nước trong cơ thể. Điều này tạo áp lực lên gan (vì tăng sự tích nước), khiến cho khả năng gan lọc và loại độc tố của gan giảm đi. Ngoài ra, muối cũng ức chế sản xuất collagen gan, dễ dẫn đến xơ gan nhanh chóng và làm tình trạng men gan cao trở nên nghiêm trọng hơn.

 

<<<Xem thêm:Bà bầu không nên ăn gì để thai kỳ khoẻ mạnh 

Thực phẩm nhiều carb tinh chế

Carb tinh chế (tinh bột nhanh) như cơm trắng, gạo tẻ, bún, miến, phở, hủ tiếu, nên hạn chế tiêu thụ với người bị men gan cao. Vì khi ăn chúng, cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển chúng thành glucose, một phần được sử dụng ngay để cung cấp năng lượng, phần còn lại sẽ chuyển thành mỡ. Gan là nơi lưu trữ mỡ dư thừa này, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và làm tăng men gan.

 

Thịt đỏ

Thức ăn này chứa nhiều chất béo bão hòa. Hàm lượng chất béo bão hòa trong thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt heo lần lượt là 38%, 40%, 45%. Chất béo bão hòa là nguyên nhân gây tích tụ mỡ quá mức trong gan. Tình trạng gan nhiễm mỡ có thể không gây tổn thương gan trực tiếp, nhưng đôi khi sự tích tụ chất béo thừa sẽ kích thích phản ứng viêm gan, làm tăng men gan. Người bị men gan cao mỗi tuần chỉ nên ăn thịt đỏ 2-3 lần và mỗi lần không nên ăn quá 85g.

 

Thức ăn tái, sống, kém an toàn

Người men gan cao nên tránh thức ăn sống như thịt sống, thịt tái, trứng lòng đào (như sushi, sashimi, hàu sống, phở tái, gỏi tôm sống sốt Thái) do chúng có thể là nguồn lây truyền vi khuẩn gây nhiễm trùng máu như toxoplasma, E. coli, listeria, salmonella và vibrio vulnificus. Ví dụ, vi khuẩn toxoplasma, E. coli, listeria, salmonella thường xuất hiện trong thịt gia súc và gia cầm sống, trong khi khuẩn vibrio vulnificus phổ biến trong các loại hải sản có vỏ như hàu, nghêu, sò, ốc, hến.

 

Thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp

Người bị bệnh gan nên kiêng thức ăn nhanh và đồ ăn đóng hộp vì chúng thường chứa nhiều chất béo bão hòa (bao gồm cholesterol, trans fat và mỡ động vật), muối, đường, chất bảo quản, phẩm màu và chất điều vị. Chất béo bão hòa tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), từ đó làm gia tăng men gan. Muối gây tích tụ natri trong gan, gây mất cân bằng nước nội môi, tăng áp lực nội bào và làm giảm khả năng gan loại bỏ độc tố. Phẩm màu, chất bảo quản và chất điều vị cũng khiến gan phải hoạt động liên tục để hấp thụ, chuyển hóa và đào thải, từ đó tăng áp lực lên gan, khiến men gan tăng cao hơn.

 

Trên đây là những thông tin quan trọng về những loại thực phẩm mà người bệnh men gan cao nên ăn và hạn chế tiêu thụ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về chế độ ăn uống phù hợp cho người bị men gan cao, cũng như cách cải thiện chế độ dinh dưỡng, thúc đẩy hoạt động thể chất, và thay đổi lối sống một cách khoa học để giúp cải thiện tình trạng bệnh.

<<<Xem thêm: Đầu tháng nên ăn gì để may mắn, kiêng ăn gì để tránh xui rủi

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *