29 Tháng Tư, 2024

Thời tiết chuyển mùa, uống trà gì để giảm viêm họng?

Thời tiết giao mùa chuyển từ nóng sang lạnh là cơ hội cho vi khuẩn và virus phát triển và gây các bệnh đường hô hấp như viêm họng. Người bị viêm họng thường có những triệu chứng không hề dễ chịu như đau rát họng, ho, nuốt đau… Ngoài việc sử dụng thuốc, ăn uống cũng có vai trò quan trọng trong việc giảm đau do viêm họng. Trong trường hợp này, trà có thể là một sự lựa chọn hữu ích để giảm các triệu chứng đau họng, khó nuốt, ngứa hoặc kích ứng cổ họng. Ngay sau đây, hãy cùng Blog Ẩm Thực tìm hiểu xem đó là những loại trà nào nhé!

1. Tại sao nên uống trà khi bị đau họng?

Uống nước có vai trò quan trọng cho sức khỏe, bất kể bạn khỏe hay ốm. Chất lỏng giúp duy trì độ ẩm cho cổ họng, giảm đau và kích ứng ở cổ họng. Các chất lỏng ấm như trà làm dịu cổ họng bị kích thích do đó càng có thêm lý do để thưởng thức một tách trà ấm. Ngoài việc cung cấp nước, một số loại trà mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Nhiều loại trà, hỗn hợp thảo dược chứa chất chống oxy hóa, có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh như cảm lạnh và một số loại virus. Khi kết hợp với mật ong, chúng còn có khả năng giảm viêm, giảm đau và sưng tấy do cảm lạnh. Mật ong chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp bao phủ và làm dịu kích ứng trong vùng họng. Tuy rằng trà không thể thay thế hoàn toàn phương pháp điều trị y tế, nhưng chúng là một sự lựa chọn tốt để giảm đi các triệu chứng đau họng khi viêm họng.

<<<Xem thêm: Top loại hạt vừa ngon vừa dinh dưỡng mà bạn có thể ăn trong chế độ Keto

2. Uống trà gì để giảm viêm đau họng?

Dưới đây là danh sách 13 loại trà mà bạn có thể cân nhắc sử dụng khi bị đau họng. Nếu bạn có tiền sử về dị ứng hoặc nhạy cảm đối với caffeine hoặc các thành phần trong trà, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm lời khuyên về các phương pháp thay thế phù hợp.

2.1. Trà hoa cúc

Theo nghiên cứu được công bố trên Molecular Medicine Report, hoa cúc với hương thơm dịu nhẹ, không chứa caffeine, được cho là một loại trà hữu ích cho việc làm dịu cơn viêm họng, thúc đẩy sự thư giãn, và giúp cải thiện giấc ngủ. Điều này có thể làm tăng sức đề kháng của cơ thể và giúp bạn nhanh khỏi bệnh hơn. Hoa cúc được biết đến với tính chất chống viêm và chống oxy hóa, giúp giảm sưng và tạo điều kiện thuận lợi cho tái tạo mô. Hoa cúc cũng là một loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ chống co thắt, có nghĩa là nó cũng có thể giúp giảm cơn ho. Nếu bạn mắc các vấn đề về đường hô hấp liên quan đến cảm lạnh thông thường thì một phương pháp điều trị tại nhà phổ biến là hít hơi nước hoa cúc.

2.2. Trà nghệ

Củ nghệ chứa một số hợp chất có thể giúp giảm đau họng bằng cách giảm viêm, ngăn ngừa và hạn chế các nhiễm trùng. Đồng thời, trà nghệ còn có khả năng thúc đẩy hoạt động mạnh mẽ của hệ miễn dịch cũng như làm tê cổ họng để giảm đau. Theo thông tin từ Medical News Today, trà nghệ có thể được sử dụng để giảm đau họng bằng cách hòa bột nghệ hoặc củ nghệ tươi vào nước sôi và để ủ trong vài phút. Bạn cũng có thể thêm một chút nước cam để làm tăng hương vị và bổ sung thêm vitamin C.

<<<Xem thêm:Ăn cà chua cần tránh những sai lầm này kẻo ngộ độc, suy giảm chức năng thận

2.3. Trà xanh

Trà xanh là một thức uống giá rẻ, không còn xa lạ với nhiều người dân Việt. Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa và có khả năng chống viêm, là một lựa chọn tốt cho bạn khi đang bị viêm họng. Cụ thể, những đặc tính này xuất phát từ một hợp chất gọi là epigallocatechin-3-gallate, giúp làm giảm các protein gây viêm trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng trà xanh chứa caffeine, vì vậy bạn nên hạn chế việc sử dụng nó quá mức, đặc biệt là nếu bạn nhạy cảm với caffeine và muốn thư giãn để nhanh hồi phục hay không muốn mất ngủ vào buổi tối.

Mặc dù còn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định liều lượng và khuyến nghị cụ thể đối với việc sử dụng trà xanh trong trường hợp cảm lạnh thông thường, nhưng nó là một phương pháp điều trị tại nhà đơn giản và hiệu quả cho bệnh viêm họng. Hãy nhớ rằng việc ngâm trà xanh đúng cách cũng rất quan trọng; nếu ngâm quá lâu, trà sẽ bị đắng, vì vậy, hãy để trà trong nước khoảng 3 phút là vừa đủ để bạn có một tách trà thơm ngon.

2.4. Trà rễ cam thảo

Một nghiên cứu gần đây vào năm 2019 được công bố trên tạp chí Biomedicines cho thấy trà rễ cam thảo có đặc tính kháng khuẩn giúp giảm đau do đau họng. Điều này là nhờ hai hợp chất trong rễ cam thảo là Liquilitin và Liquiritigenin hoạt động như thuốc long đờm, nghĩa là chúng làm lỏng chất nhầy và giúp ho dễ dàng hơn. Ngoài ra, rễ cam thảo còn chứa Glycyrrhizin hoạt động như một chất làm dịu họng, có nghĩa là nó cung cấp một lớp phủ bảo vệ cổ họng của bạn và có thể ngăn ngừa kích ứng khi bạn nuốt. Mặc dù các nhà nghiên cứu lưu ý rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận những phát hiện này, nhưng đây là một bước tiến tuyệt vời để hỗ trợ việc sử dụng các loại thuốc bổ sung nhằm giúp giảm bớt cơn đau họng.

<<<Xem thêm:Người bị viêm khớp nên ăn và tránh ăn gì để mau khỏi bệnh

2.5. Trà gừng

Gừng chứa các hợp chất gingerols và shogoals, có khả năng giảm đau và chống viêm, điều này có thể giúp làm dịu triệu chứng đau họng. Ngoài tác dụng làm dịu, trà gừng còn có tiềm năng giúp chống lại cảm lạnh hoặc cúm. Theo Insider, một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy gừng có đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp chống lại nhiễm trùng do virus có thể dẫn đến đau họng. Mặc dù cần thêm nghiên cứu để xác định rõ hơn liệu trà gừng có thể giúp chống lại bệnh tật hay không, nhưng không có hại gì khi thử uống trà gừng khi bạn đang bị đau họng.

2.6 Trà bạc hà

Trà bạc hà thường được lựa chọn khi mọi người muốn giảm bớt các triệu chứng đau họng. Bạc hà được biết đến với khả năng chống viêm, có thể giúp giảm sưng và làm dịu cảm giác khó chịu trong trường hợp viêm họng. Hơi nước từ trà bạc hà cũng có thể giúp làm giảm nghẹt mũi. Do bạc hà chứa tinh dầu nên nó cũng có tính chất làm thông mũi và làm dịu hiệu quả. Đặc biệt khi bạc hà cũng có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trà bạc hà không nên được sử dụng nếu nguyên nhân gây đau họng là do trào ngược acid dạ dày. Bởi vì bạc hà có thể làm cho các triệu chứng trào ngược acid trở nên tồi tệ hơn, nên bạn hãy tránh sử dụng nó trong trường hợp này.

2.7 Trà đen

Khi bạn cảm thấy không thoải mái, nên xem xét thay thế cốc cà phê buổi sáng bằng một tách trà đen chứa caffein. Trà đen không chỉ giúp bạn tỉnh táo, mà còn chứa các hợp chất được gọi là tannin, có khả năng giảm viêm và giảm đau họng. Nếu muốn, bạn cũng có thể sử dụng trà đen để súc miệng để giúp giảm viêm nhiễm.

2.8 Trà chanh tỏi gừng

Trà làm từ chanh, tỏi và gừng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Allicin (có trong tỏi), các hợp chất phenolic như gingerol, chogaol (có trong gừng), cùng với vitamin C (từ chanh), giúp chống viêm họng do cảm lạnh hoặc cúm. Ngoài ra, loại trà này còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và rút ngắn thời gian tồn tại của virus. Tuy nhiên, những người đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc có tiền sử về loét dạ dày nên hạn chế sử dụng gừng, vì gừng chứa các đặc tính chống đông máu có thể gây tăng nguy cơ chảy máu và xuất huyết.

<<<Xem thêm:Hướng dẫn cách làm 10 món ăn cần chuẩn bị trước Tết

2.9 Trà chanh mật ong

Uống nước chanh ấm có thể rất tốt khi bạn đang bị viêm họng hoặc ho kéo dài, bởi vì nó cung cấp một lượng nhỏ vitamin C vào chế độ ăn uống của bạn. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bổ sung mật ong vào nước chanh cũng có lợi cho những người đang mắc viêm họng và ho. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có khả năng giảm triệu chứng ho và tăng tốc quá trình phục hồi những cơn đau họng nhờ vào tính chất chống viêm và kháng khuẩn của nó.

2.10 Trà hoa hồi

Trà hoa hồi có khả năng củng cố hệ thống miễn dịch và giảm triệu chứng đau họng xuất phát từ cảm lạnh và cúm. Trà này chứa nhiều hợp chất phenolic với khả năng chống oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do cản trở hoạt động chính xác của hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, hoa hồi còn chứa một chất tự nhiên là acid shikimic, có đặc tính kháng virus.

2.11 Trà lựu

Trà lựu thường được chế biến từ hạt lựu nghiền nát, vỏ lựu, nước ép lựu cô đặc. Trà này có hàm lượng cao các chất như polyphenol, flavonoid, alkaloid, và triterpenes, là những chất có khả năng chống oxy hóa và chống viêm. Chúng có khả năng giúp điều trị triệu chứng đau họng, giảm đau và khó chịu. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng trà lựu cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, và những người có tiền sử viêm dạ dày hoặc loét dạ dày, vì nó có thể gây kích ứng cho dạ dày.

<<<Xem thêm:Những món ăn người bị men gan cao nên ăn và tránh ăn

2.13 Trà dứa mật ong

Dứa chứa lượng lớn vitamin C, có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh do virus. Đây là một sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị chứng viêm họng do cảm lạnh hoặc cúm.

2.14 Trà Salvia (xô thơm) muối biển

Đó là một loại cây thuộc họ bạc hà, có ngoại hình khá giống hoa oải hương. Nó cùng họ với các cây như oregano, oải hương, hương thảo, cỏ xạ hương và húng quế. Một cách khác rất tốt để điều trị đau họng tại nhà là sử dụng nước ấm kết hợp với trà Salvia và muối biển. Salvia có khả năng làm se, giúp giảm triệu chứng đau tạm thời, trong khi muối biển có tính chất chống nhiễm trùng, giúp tăng cường quá trình phục hồi cho các mô bị viêm.

Sage leaves and flowers on wooden board

Trên đây là một số loại trà thông dụng để giảm đau họng mà bạn có thể dùng. Đừng quên luôn giữ ấm bằng cách mặc ấm, tránh tiếp xúc với hơi lạnh và gió lạnh nhé. Nếu triệu chứng này vẫn kéo dài, thì bạn nên gặp bác sĩ sớm để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp.

<<<Xem thêm:Hướng dẫn 10 cách làm mứt Tết đơn giản

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *