26 Tháng Tư, 2024

Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Gì ? Bị Tiểu Đường Không Được Ăn Gì

Blog Ẩm Thực xin chào các bạn! Đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì bên cạnh uống thuốc hay các phương pháp điều trị thì một chế độ ăn uống hợp lý là rất cần thiết để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Thực đơn cho người tiểu đường bổ sung những thực phẩm tốt cho việc điều trị, đảm bảo dinh dưỡng, nhưng đồng thời cũng phải hạn chế sử dụng những thực phẩm làm tăng đường huyết, gây hại cho cơ thể. Video này Blog Ẩm Thực sẽ gợi ý cho các bác những thực phẩm người bị tiểu đường nên ăn và nên tránh nha:

1/ Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Những loại thực phẩm mà người bị bệnh tiểu đường nên bổ sung để đảm bảo dinh dưỡng phải kể đến như:
Nhóm đường bột: nhóm này bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… . Các bác có thể chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Bên cạnh đó, các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này rồi thì cần phải giảm hoặc cắt cơm bữa đó đi.

>>> Xem thêm : Ăn gì hết nhức đầu, chữa bệnh đau đầu hiệu quả?

Nhóm thịt cá

Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường

Người bị tiểu đường nên ưu tiên ăn các thực phẩm có chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…

Nhóm rau

Đây là loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo khi ăn rau nha.

>>> Xem thêm : Top 11 cặp thực phẩm kỵ nhau không nên ăn cùng kẻo rước bệnh vào thân

Hoa quả

Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, và nhớ là hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…vì những loại quả chín này chứa rất nhiều đường.

Vậy người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?

Ngoài những thực phẩm tốt, dinh dưỡng kể trên thì người bị tiểu đường cũng phải chú ý đến các thực phẩm có hại, tránh gây phản ứng ngược và làm bệnh tình thêm nghiêm trọng.

Gạo trắng và các sản phẩm từ gạo trắng

Gạo trắng là thực phẩm phổ biến và không thể thiếu được trong mâm cơm của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc ăn cơm được chế biến từ gạo trắng làm tăng lượng đường trong máu một cách đột biến.
Giải thích cho điều này, các chuyên gia chia sẻ là do trong gạo trắng có chứa hàm lượng carbohydrate (tinh bột) và có chỉ số đường huyết cao. Vì thế, thay vì ăn gạo trắng bạn có thể sử dụng gạo lứt (nhiều chất xơ và ít tinh bột hơn) để sử dụng hằng ngày.

>>> Xem thêm : Ăn cơm gạo lứt có tác dụng gì? Ăn cơm gạo lứt nhiều có sao không?

Đồ ăn nhanh

Ai cũng biết đồ ăn nhanh là món ăn khoái khẩu của nhiều người vì chúng ngon miệng là tiện lợi nhưng lại là kẻ thủ của bệnh nhân tiểu đường đấy ah. Bởi trong chúng có chứa hàm lượng chất béo bão hoà và chất bảo quản cao, điều này khiến các tế bào phải chịu sức ép lớn và dần bị kiệt sức, không đủ khả năng để sản xuất insulin kiểm soát đường huyết, từ đó khiến bệnh tình tiến triển nặng.

Trái cây sấy khô

Trái cây là thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trái cây sấy khô thì lại không như vậy, bởi khi được sấy khô lượng nước và khoáng chất tự nhiên bị mất đi nhưng lượng đường bị tích tụ lại. Vì thế, dù chỉ ăn một lượng nhỏ trái cây sấy cũng có thể khiến đường huyết của bạn tăng cao.

>>> Xem thêm : Top 9 thực phẩm có vị đắng tốt cho sức khoẻ

Đồ ngọt

Bánh, kẹo, nước ngọt,… cũng là những thực phẩm ưa thích của nhiều người nhưng lại là thứ mà người bị tiểu đường phải tránh xa. Bởi thành phần chính là đường – tác nhân làm tăng chỉ số đường huyết trong máu lên cao. Vì thế, nếu bạn bị tiểu đường hãy loại bỏ ngay đồ ngọt khỏi thực đơn hằng ngày nếu không muốn cơ thể gặp vấn đề.

Sầu riêng và các loại quả chín

Như đã nói ở trên các loại quả chín đặc biệt là Sầu riêng chứa một lượng đường khá lớn đủ để chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường tăng cao.

>>> Xem thêm : Bà bầu không nên ăn gì để thai kỳ khoẻ mạnh 

Nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường:

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
  • Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Có thể thấy rằng, việc có một thực đơn cho người tiểu đường hợp lý, khoa học là rất cần thiết để cải thiện bệnh tình. Trong đó, bạn cần ưu tiên lựa chọn những thực phẩm tốt, dinh dưỡng đồng thời loại bỏ các thực phẩm có hại, làm tăng mức đường huyết.

>>> Xem thêm : Bị sốt nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh hạ sốt

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *