5 Tháng Năm, 2024

Người bị viêm khớp nên ăn và tránh ăn gì để mau khỏi bệnh

Viêm khớp là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Những người bị viêm xương khớp thường bị đau khớp và sau khi nghỉ ngơi lại bị cứng khớp trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh, nhưng chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình quản lý bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Blog Ẩm Thực tìm hiểu về những thực phẩm người bị viêm khớp nên ăn và những thực phẩm nên tránh để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

1. Người bị viêm khớp nên ăn gì?

1.1 Thực phẩm giàu omega-3

Có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng bổ sung axit béo omega-3 vào chế độ ăn có thể giúp giảm viêm trong cơ thể. Các nguồn omega-3 phong phú như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích và các loại hạt lanh, hạt chia cùng quả óc chó nên được xem xét là lựa chọn hàng đầu của bạn. Hơn nữa, omega-3 còn hỗ trợ các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phát huy công dụng, nên việc tăng cường tiêu thụ thực phẩm chứa omega-3 trong khi uống thuốc điều trị RA sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe của bạn.

 

<<<Xem thêm: Người bị bệnh hen suyễn nên tránh ăn gì và nên ăn gì?

1. 2.Các loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa

Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa là một cách tự nhiên để giảm viêm. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên bạn nên bổ sung thực phẩm nhiều màu sắc. Lý do không chỉ liên quan đến thẩm mỹ, mà còn đến sức khỏe. Trái cây và rau củ có màu sắc tươi sáng là nhờ flavonoid và carotenoid – những chất chống oxy hóa mạnh. Khi bạn ăn nhiều loại thực phẩm này, triệu chứng viêm sẽ giảm đi đáng kể.

Chế độ ăn của người bệnh RA nên có nhiều loại rau quả có màu xanh (như bông cải xanh, rau bina, rau ngót, bí đao), màu vàng (khoai lang, xoài, đu đủ), màu cam (như cà rốt, cam), màu đỏ (táo, cà chua, dưa hấu), màu trắng (bắp cải, củ cải, dưa lê), và màu tím (nho, mâm xôi, việt quất). Hơn nữa, trái cây và rau củ còn chứa nhiều enzym tiêu hóa và các hợp chất chống viêm. Ví dụ, đu đủ chứa papain và các chất phytochemical giúp kiểm soát viêm và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Dứa chứa bromelain, giúp giảm sưng đau ở khớp và cải thiện sự linh hoạt.

 

1.3. Dầu ô liu

Dầu ô liu nguyên chất là nguồn giàu axit béo không bão hòa đơn (MUFA). Hơn nữa, nó còn giữ toàn bộ các thành phần có lợi từ quả ô liu, đặc biệt là những hợp chất phenolic có khả năng chống oxy hóa và kháng viêm. Việc sử dụng đều đặn dầu ô liu với hàm lượng phenolic cao đã được khoa học chứng minh là cách hiệu quả để đối phó với tình trạng viêm.

 

<<<Xem thêm:Những món ăn người bị bệnh sỏi thận nhất định phải tránh

1.4. Ngũ cốc nguyên hạt

Sử dụng nguyên liệu ngũ cốc nguyên hạt (như gạo lứt, yến mạch, quinoa) thay vì nhưng sản phẩm đã qua chế biến (gạo trắng, mì, bún, bánh mì) sẽ giúp giảm mức CRP trong cơ thể. Ngoài ra, chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt cũng tạo cảm giác no lâu, kiểm soát cơn thèm ăn và duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên khớp.

 

1.5. Các loại củ

Một số loại củ chứa các hoạt chất tự nhiên có khả năng chống viêm được ưa chuộng bao gồm:
• Gừng: Rễ gừng được coi là một phương thuốc để điều trị bệnh RA và giảm viêm. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi người bệnh RA thường thêm vài lát gừng vào trà hoặc sử dụng gừng làm gia vị khi nấu ăn.
• Nghệ: Curcumin, chất tạo nên màu vàng của nghệ, có tác dụng chống oxy hóa. Hơn nữa, curcumin còn có tính chất kháng viêm và khử trùng, giúp làm giảm đáng kể sự tiến triển của bệnh viêm khớp.
• Tỏi: Tỏi có khả năng chống viêm và giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Bổ sung tỏi vào chế độ ăn còn giúp kích thích hoạt động mạnh mẽ của hệ miễn dịch, từ đó giảm đau khớp.

 

<<<Xem thêm:Những món ăn người bị bệnh Gout nhất định phải tránh

1.6. Các loại hạt và quả hạch

Quả hạch và các loại hạt là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đa và đơn, giúp giảm cholesterol trong máu và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch và viêm khớp. Chúng cũng chứa protein, vitamin và khoáng chất chống oxy hóa dồi dào. Một số loại hạt cung cấp axit alpha-linolenic (ALA), một dạng omega-3 có khả năng chống viêm. Loại hạt khác còn giàu magiê, l-arginine, và vitamin E, giúp kiểm soát viêm ở người bệnh RA. Các loại hạt và hạch tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt chia, hạt lanh, và hạt dẻ cười.

 

2. Người bị viêm khớp nên tránh ăn gì?

2.1 Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến

Nhiểu nghiên cứu đã cho thấy tiêu thụ nhiều thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt dê) và thịt đã qua chế biến (giăm bông, xúc xích, thịt xông khói) sẽ làm tăng triệu chứng của bệnh viêm khớp (RA). Nguyên nhân xuất phát từ việc những loại thịt này thúc đẩy quá trình sản xuất interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP), và homocysteine – các dấu hiệu viêm trong cơ thể. Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều thịt đỏ có thể gia tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp. Trái lại, chế độ ăn ít hoặc không thịt đỏ đã được chứng minh là cách cải thiện rõ rệt các triệu chứng của viêm khớp.

 

<<<Xem thêm:Những món ăn người bị bệnh Gout nhất định phải tránh

2.2 Sản phẩm từ sữa

Thường thì, chúng ta được khuyên nên tiêu thụ (hoặc ăn) các sản phẩm từ sữa (như sữa tươi, sữa chua, phô mai…) để đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, đáng tiếc, sữa cũng có thể góp phần tăng tình trạng viêm ở người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Nguyên nhân chính là do chúng chứa chất béo bão hòa, một tác nhân gây viêm. Nếu bạn vẫn muốn giữ sữa trong chế độ ăn của mình, hãy lựa chọn các sản phẩm sữa ít béo thay vì loại sữa nguyên kem.

 

2.3 Thực phẩm nhiều muối

Sử dụng quá nhiều muối không chỉ ảnh hưởng đến huyết áp, mà nếu bạn đang chữa trị bằng steroid cho bệnh RA, các triệu chứng có thể trở nên nặng hơn. Do đó, người mắc viêm khớp dạng thấp nên chỉ tiêu thụ dưới 5g muối mỗi ngày.

Tác hại nghiêm trọng việc ăn nhiều muối - Báo Cần Thơ Online

2.4 Thực phẩm nhiều đường

Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường không tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Các nghiên cứu đã đưa ra rằng việc ăn quá nhiều đường có thể làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh RA và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Đường có trong nhiều thực phẩm như kẹo, nước ngọt, kem, chè, bánh kẹo và thậm chí cả những món ăn tưởng “vô hại” như nước sốt thịt nướng và mayonnaise.

 

<<<Xem thêm:Ăn gì hết nhức đầu, chữa bệnh đau đầu hiệu quả?

2.5 Thực phẩm chứa gluten

Gluten là một loại protein xuất hiện trong nhiều loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen và triticale (một loại lai giữa lúa mì và lúa mạch đen). Cũng có nghiên cứu cho thấy rằng việc loại bỏ hoặc ăn ít gluten trong chế độ ăn có thể giúp giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Để hạn chế lượng gluten, người mắc bệnh RA nên xem xét trước khi tiêu thụ các sản phẩm như bánh mì, bánh quy, pizza, nước ngọt, và thực phẩm chứa chất làm ngọt…

 

2.6 Thực phẩm chế biến quá kỹ

Các món ăn chế biến kỹ như thức ăn nhanh, ngũ cốc ăn sáng và bánh nướng thường chứa nhiều ngũ cốc tinh chế, đường bổ sung, chất bảo quản, và các thành phần khả năng gây viêm. Tất cả những yếu tố này đều có khả năng làm trầm trọng triệu chứng viêm khớp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn phổ biến của người phương Tây, (giàu thực phẩm chế biến sẵn) có thể là một nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Hơn nữa, một khảo sát với 56 người mắc bệnh RA đã chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến quá kỹ cũng tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, do xuất hiện nồng độ glycated hemoglobin (HbA1c) – một dấu hiệu kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài.

 

<<<Xem thêm:Top 11 cặp thực phẩm kỵ nhau không nên ăn cùng kẻo rước bệnh vào thân

2.7 Rượu

Do rượu có khả năng làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh viêm khớp, nên người mắc bệnh RA cần hạn chế hoặc tránh uống rượu. Những người nghiện rượu cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Hơn nữa, việc uống rượu khi đang sử dụng thuốc điều trị RA có thể gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Ví dụ, uống rượu khi dùng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen có thể gây chảy máu dạ dày và viêm loét dạ dày. Uống rượu khi dùng acetaminophen, leflunomide (Arava) hoặc methotrexate có thể gây hại cho gan.

 

2.8 Nội tạng động vật

Các cơ quan như tim, gan và bao tử động vật có nồng độ photpho cao. Tiêu thụ lượng lớn phosphorus có thể làm cho người mắc bệnh cảm nhận rõ rệt các cơn đau khớp. Ngoài ra, họ cũng có thể xuất hiện tình trạng sưng to tại đầu gối và mắt cá chân, cùng với khó khăn trong việc di chuyển do đau nhức kéo dài.

 

2.9 Sản phẩm Glycat hóa bền vững

Quá trình glycation nâng cao (AGEs) dẫn đến sự hình thành các phân tử cuối cùng thông qua phản ứng giữa glucose (đường) và protein (đạm) hoặc lipid (chất béo). Các phân tử AGEs tồn tại tự nhiên trong các món ăn từ động vật chưa qua nấu chín, và được hình thành thông qua một số phương pháp nấu như chiên, quay, nướng, ướp. AGEs tích tụ nhiều trong thịt nướng, thịt xông khói, bít tết áp chảo, gà rán, xúc xích nướng và cả khoai tây chiên, phô mai, bơ thực vật và sốt mayonnaise. Khi lượng AGEs tích tụ cao trong cơ thể, có thể gây ra căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm. Cả hai hiện tượng này đều có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh viêm khớp. Thực tế, những người bị viêm khớp đã được xem có mức độ AGEs trong cơ thể cao hơn so với người không mắc bệnh viêm khớp. Hãy thay thế các món ăn này bằng thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau, trái cây, các loại đậu và cá. Điều này có thể giúp giảm tổng lượng AGEs trong cơ thể của bạn.

<<<Xem thêm:Những món ăn người bị men gan cao nên ăn và tránh ăn

2.10. Gia vị cay

Gia vị cay như ớt, tiêu, và mù tạt thường là nguyên nhân gây ra cảm giác nóng rát trong khớp và gây sưng nặng cho các mô. Đây là lý do tại sao các loại gia vị này không được khuyến khích sử dụng trong khẩu phần ăn của người bệnh viêm khớp dạng thấp.

 

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về cách ăn uống phù hợp cho người bị viêm khớp và những thực phẩm nên hạn chế. Sự chú trọng và quan tâm đến chế độ ăn uống có thể giúp người bệnh kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả hơn. Hãy nhớ rằng việc bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn.

<<<Xem thêm:Ăn rong biển có tác dụng gì? Những món ngon từ rong biển

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *