5 Tháng Mười, 2023

Người bị bệnh hen suyễn nên tránh ăn gì và nên ăn gì?

Bệnh hen suyễn, hoặc còn gọi là hen phế quản, là một bệnh lý đường hô hấp, đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Người mắc bệnh này thường trải qua các cơn khó thở, ho, và cảm thấy khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý bệnh hen suyễn. Bài viết dưới đây của Blog Ẩm Thực là một số lưu ý về các loại thực phẩm nên tránh và nên ăn dành cho người bị bệnh hen suyễn, bạn hãy theo dõi nhé!

Người bị bệnh hen suyễn nên tránh ăn gì?

Thực phẩm gây đầy hơi

Người mắc bệnh hen suyễn nên hạn chế tiêu thụ một số thực phẩm và đồ uống như: đậu, đồ uống có gas, tỏi, hành, và các thực phẩm chiên rán. Những loại thực phẩm này có thể gây ra tình trạng đầy hơi và gây khó thở cho người bệnh. Điều này có thể dẫn đến cảm giác tức ngực và lên cơn hen suyễn.

Những thực phẩm gây đầy hơi nhất định phải tránh - Nhà thuốc FPT Long Châu

<<<<Xem thêm: Những món ăn người bị bệnh sỏi thận nhất định phải tránh

Thực phẩm chứa Salicylat

Salicylat là một hợp chất tồn tại trong trà, cà phê, thực phẩm cay, và thức ăn có hương vị thảo mộc. Mặc dù hiếm, nhưng một số người mắc bệnh hen suyễn có sự nhạy cảm đối với hợp chất này và điều này có thể dẫn đến bùng phát các triệu chứng hơn. Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2016 đã chỉ ra rằng aspirin, có chứa salicylat, làm tình trạng hen suyễn ở một số bệnh nhân thêm trầm trọng.

Tìm hiểu về tình trạng không dung nạp các thực phẩm chứa Salicylat, amin,  FODMAP, Sulfite | Vinmec

Thức ăn nhanh

Người bị hen suyễn nên tránh tiêu thụ các loại thức ăn nhanh vì chúng thường chứa lượng lớn chất béo bão hòa, chất phụ gia và natri. Đối với những người mắc bệnh hen suyễn, việc ăn thức ăn nhanh có thể tiềm ẩn những rủi ro sức khỏe lớn hơn và có thể làm gia tăng các triệu chứng trầm trọng của bệnh.

Thức ăn nhanh là gì? Ăn thức ăn nhanh có tốt hay không?

Các loại nước cam, chanh đóng chai

Nằm trong danh sách các thực phẩm cần tránh khi mắc bệnh hen suyễn, chúng ta có thể kế đến nước cam và nước chanh đóng chai vì nó có hàm lượng chất phụ gia, hương liệu nhân tạo và hóa chất cao. Nếu bạn muốn thay thế nó, bạn có thể cân nhắc sử dụng nước chanh hoặc cam tươi, vốn có ít chất phụ gia hơn và có thể hỗ trợ cải thiện các cơ trong đường thở hoạt động tốt hơn.

Top 9 Thương hiệu nước cam ép được yêu thích nhất hiện nay - toplist.vn

Rượu, bia

Bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi về lý do tại sao sau khi uống rượu hoặc bia, bạn luôn cảm thấy khó thở không? Đó là vì chúng là những chất gây khó thở hàng đầu, có tác động tiêu cực lên hệ thần kinh và hô hấp. Vì vậy, bạn nên cân nhắc từ bỏ việc tiêu thụ rượu, bia, và các chất kích thích này ngay khi có thể để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.

Rượu bia là nguyên nhân gây ra hơn 40.000 ca tử vong mỗi năm

<<<<Xem thêm: Những món ăn người bị bệnh Gout nhất định phải tránh

Trái cây hay rau củ sấy khô

Các loại trái cây, rau củ sấy khô thường được bảo quản bằng chất sulfite. Sulfite là một nhóm hợp chất có khả năng gây ra vấn đề về khó thở, điều này đặc biệt cần tránh đối với người mắc bệnh hen suyễn. Các trái cây và rau củ sấy khô phổ biến mà người bệnh hen suyễn nên hạn chế đó là: nho khô, quả dứa, quả mơ, quả anh đào và rau củ đóng hộp.

Máy sấy trái cây và những lợi ích cần biết

Thực phẩm ngâm chua

Hãy tránh xa các thực phẩm ngâm chua như dưa muối nếu bạn có phản ứng với sulfite. Ngoài ra, nước nho, rượu chát và một số loại đồ uống khác cũng có thể chứa chất này, nên cũng nên cân nhắc tránh xa.

Muối chua là gì? Lợi ích của việc muối chua? Phân biệt muối chua và lên men

Đồ đông lạnh, đồ đóng gói sẵn

Thực phẩm đông lạnh và thực phẩm đóng gói sẵn thường chứa nhiều sulfite và các chất bảo quản như natri bisulfite. Những chất này thì không lợi cho bệnh nhân mắc hen suyễn. Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn với câu hỏi về việc ăn gì khi bị hen suyễn, câu trả lời đó là bạn cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như cá đông lạnh, hải sản đông lạnh, khoai tây chiên, bánh snack,…

Gởi thực phẩm đông lạnh từ Cần Thơ tới Hà Nội

Hạn chế ăn muối

Theo các nghiên cứu, việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối có thể gây ra tình trạng tạo ra đờm trong đường hô hấp, đặc biệt khi tiếp xúc với khí lạnh độc hại, có thể dẫn đến tắc nghẽn đờm và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Dược thiện từ …muối

<<<<Xem thêm: Đầu tháng nên ăn gì để may mắn, kiêng ăn gì để tránh xui rủi

Thực phẩm chứa Sulfites khác

Có một số thực phẩm tự nhiên khác cũng chứa sulfite, bao gồm măng tây, hẹ, ngô, trứng, tỏi, tỏi tây, xà lách, cá hồi, sản phẩm làm từ đậu nành và cà chua. Hãy thận trọng khi sử dụng những thực phẩm này trong chế độ ăn uống của bạn.

Cách Làm Món Cá Hồi Áp Chảo Với Bơ - Ăn Kèm Măng Tây và Salad của Emily Luu  - Cookpad

Sản phẩm bơ sữa

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 đã so sánh giữa nhóm trẻ tiêu thụ lượng sản phẩm từ bơ sữa cao và nhóm trẻ tiêu thụ ít sản phẩm từ bơ sữa hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhóm trẻ tiêu thụ nhiều sản phẩm từ bơ sữa có nguy cơ tiến triển bệnh hen suyễn cao hơn so với nhóm còn lại. Nghiên cứu cho rằng điều này có liên quan tới việc tăng sản xuất cytokines Interleukin-17F trong đáp ứng viêm của bệnh hen đối với nhóm tiêu thụ nhiều sản phẩm từ bơ sữa. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều đồ ngọt cũng có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn.

Israel gia hạn miễn thuế nhập khẩu đối với sản phẩm bơ sữa

Thực phẩm chứa acid béo omega-6

Việc tăng tiêu thụ sản phẩm chứa acid béo omega-6 có liên quan đến việc tăng nguy cơ tái phát của bệnh hen suyễn. Cơ chế này dường như liên quan đến phản ứng viêm qua \ trung gian Prostaglandin E2 (PGE2) và leukotriene B4. Bản thân acid béo omega 6 biến đổi thành Acid Arachidonic, một tiền chất của PGE2 và leukotriene B4. Cả hai thành phần này đều tham gia vào tăng phản ứng viêm trong hen cấp qua các phản ứng viêm tại phế quản. Nói cách khác, việc tăng tiêu thụ các sản phẩm chứa acid béo omega-6, đặc biệt là từ dầu động vật, có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn và tái phát các triệu chứng của nó.

Omega 6 là gì? Tổng quan, công dụng và tác dụng phụ cần biết

<<<<Xem thêm:Gợi ý những món ăn trong đám giỗ Miền Nam

Người bệnh hen suyễn nên ăn gì?

Trái cây và rau tươi

Bổ sung nhiều trái cây tươi và rau quả vào chế độ ăn của người mắc hen suyễn là một biện pháp hiệu quả. Những thực phẩm này không chỉ có ít calo giúp duy trì cân nặng hợp lý mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu để hỗ trợ sức khỏe phổi. Trái cây và rau quả chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene, vitamin C và vitamin E. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, đặc biệt là táo và cam, có thể giảm nguy cơ phát triển hen suyễn và giúp giảm triệu chứng thở khò khè. Chuối cũng có khả năng làm giảm triệu chứng thở khò khè ở trẻ em nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa và kali có thể cải thiện chức năng phổi. Các thực phẩm quan trọng khác cần bổ sung vào chế độ ăn uống của người mắc hen suyễn gồm: bông cải xanh, quả mọng, rau lá xanh, dưa và bơ…

Làm thế nào để trái cây và rau quả vẫn còn tươi sau khi thu hoạch?

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A, còn gọi là carotenoid, có khả năng cải thiện chức năng phổi cả ở người trưởng thành và trẻ em. Nhờ tính chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin A giúp đối phó với tình trạng stress oxy hóa và đồng thời hỗ trợ sức đề kháng của hệ thống miễn dịch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc có một chế độ ăn uống giàu vitamin A như: cà chua, cà rốt và các loại rau lá, có thể cải thiện chức năng phổi và giảm nguy cơ phát triển các cơn hen suyễn ở người trưởng thành.

Những thực phẩm giàu vitamin A | Vinmec

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D đóng vai trò hỗ trợ hệ miễn dịch và có tiềm năng làm giảm viêm trong đường hô hấp. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung vitamin D có thể làm giảm số lượng các trường hợp hen suyễn cần sử dụng corticosteroid để điều trị. Ngoài việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, người mắc hen suyễn cũng nên tăng cường việc tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi và các sản phẩm thay thế sữa hoặc sữa được bổ sung nhiều vitamin D.

7 thực phẩm giàu vitamin D bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày

Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E chứa một hợp chất được gọi là tocopherol, có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh. Nó cũng có khả năng giảm đi các triệu chứng của bệnh hen suyễn, như khó thở và ho khan. Các nguồn dồi dào cung cấp vitamin E bao gồm các loại hạt, rau cải xanh, bông cải xanh, cải xoăn,…

Bật mí TOP 12 loại thực phẩm giàu vitamin E

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại và hỗ trợ sức khỏe phổi. Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm: sô cô la đen, quả việt quất, cây atisô, dâu tây, cải xoăn, quả mâm xôi, bắp cải đỏ, củ cải, và rau chân vịt.

12 loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều chất chống oxy hóa

<<<<Xem thêm: Top 11 cặp thực phẩm kỵ nhau không nên ăn cùng kẻo rước bệnh vào thân

Thực phẩm giàu magie

Trong những năm gần đây, đã có nhiều bằng chứng ủng hộ việc sử dụng các chất bổ sung magie để làm giảm viêm và thư giãn cơ phế quản để không khí ra khỏi phổi. Các thực phẩm giàu magie bao gồm hạt bí ngô, rau chân vịt, hạt điều, cá hồi, sô cô la đen, và các sản phẩm từ sữa ít béo.

Thực phẩm chứa nhiều Magie | Vinmec

Các loại ngũ cốc

Việc bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn có thể giảm đi các triệu chứng liên quan đến bệnh hen suyễn. Một nghiên cứu công bố vào năm 2018 đã chứng minh rằng những người duy trì chế độ ăn lành mạnh tổng thể giàu ngũ cốc nguyên hạt thường có ít triệu chứng hen suyễn hơn và kiểm soát bệnh hen suyễn hiệu quả hơn. Các nguồn ngũ cốc nguyên hạt có lợi bao gồm bánh mì nguyên cám, lúa mạch, cháo yến mạch, gạo lứt,…

Ngũ cốc là gì? Các loại hạt ngũ cốc gồm những loại nào?

Acid béo omega-3

Omega-3 có khả năng ngăn chặn sự chuyển đổi của omega-6 thành acid arachidonic, đồng thời cũng có thể ngăn chặn việc acid arachidonic chuyển hóa thành PGE2 và leukotriene. Cả hai thành phần PGE2 và leukotriene đều tham gia vào việc kích thích phản ứng viêm trong hen suyễn thông qua các phản ứng viêm tại phế quản. Tóm lại, việc tăng cường tiêu thụ các sản phẩm chứa omega-3 có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn.

Vai trò của axit béo Omega-3 với người cao tuổi | Vinmec

Một số thực phẩm khác

Các loại thực phẩm quan trọng khác người bệnh hen suyễn nên sử dụng bao gồm: Trứng, phô mai, gia cầm, hải sản, ngũ cốc, chất béo lành mạnh như dầu ô liu, hạt và cá béo.

Nhìn chung sức khoẻ của người bị bệnh hen suyễn có thể được cải thiện đáng kể thông qua việc chăm sóc và chế độ ăn uống phù hợp. Tuy nhiên, trước khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc bất kỳ phương pháp nào khác, bạn vẫn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng các quyết định của bạn phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn. Cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết. Đừng quên đăng ký, nhấn chuông, like và share để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích từ kênh Blog Ẩm Thực nhé!

<<<<Xem thêm:7 thói quen trong bếp làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

 

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *