4 Tháng Năm, 2024

Gợi ý mâm cơm hóa vàng ngày Tết

Cúng hóa vàng là một phong tục truyền thống của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Tuy nhiên, khái niệm “hóa vàng” nghe có vẻ khá xa lạ. Vậy bạn có biết ý nghĩa thực sự của cúng hóa vàng là gì không? Và mâm cơm hóa vàng ngày Tết gồm những món gì cũng như lễ hóa vàng có những lưu ý gì không? Ngay sau đây, hãy cùng Blog Ẩm Thực đi tìm hiểu nhé!

1. Cúng hóa vàng là gì và vào ngày nào?
2. Cúng hóa vàng ngày Tết cần có những gì?
3. Gợi ý mâm cơm hóa vàng ngày Tết
4. Cách làm lễ hóa vàng ngày Tết
5. Những lưu ý khi làm lễ hóa vàng

1. Cúng hóa vàng là gì và vào ngày nào?

Lễ hóa vàng còn được gọi là lễ đưa tiễn ông bà hay lễ tạ năm mới. Theo như phong tục, ngày 23 tháng Chạp hàng năm sẽ là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời. Ngày 25 tháng Chạp là ngày đưa tiễn ông bà. Đến 30 Tết sẽ làm một mâm cơm để đón ông bà về để ăn Tết cùng gia đình, con cháu. Và sau khi hết Tết, từ mùng 3 đến mùng 7, nhiều gia đình sẽ tiến hành cúng hóa vàng để đưa tiễn ông bà. Tuy nhiên, đấy là ngày xưa còn bây giờ do cuộc sống hiện đại có nhiều bận rộn hơn nên ngày cúng hóa vàng có thể linh hoạt hơn. Gia đình có thể lựa chọn bất kỳ ngày nào từ mùng 3 đến mùng 10 để làm mâm cơm hóa vàng ngày Tết, tốt nhất nên chọn những ngày mà con cháu sum vầy đông đủ nhất. Trong lễ cúng này sẽ có những khác biệt so với các buổi cúng thông thường. Gia chủ sẽ tiền hành hóa vàng – tức là đốt các giấy tiền, vàng mã và một số vật dụng khác.

<<<Xem thêm: Khoai lang: lợi ích tuyệt vời và những món ngon dễ làm

2. Cúng hóa vàng ngày Tết cần có những gì?

2.1 Cây mía

Nghe có vẻ khá lạ, nhưng thực tế, cây mía được “hóa vàng” cùng với giấy tiền và vàng mã. Theo quan niệm xưa, hai cây mía được xem như là hai chiếc đòn gánh. Khi những chiếc đòn gánh này được đốt trong lễ cúng, ông bà tổ tiên sẽ sử dụng chúng để gánh vàng. Đồng thời, nó cũng trở thành vũ khí, để đối phó với lũ quỷ khi chúng có ý định cướp đoạt tiền và vàng.

2.2 Trầu cau, đèn nến và nhang

Theo truyền thống từ xưa đến nay. của người Việt, trầu cau thường xuất hiện trong các bữa tiệc và mâm cỗ. Đặc biệt, ăn trầu cau trở thành một thói quen, nhất là đối với những ông bà lớn tuổi. Do đó, trầu cau cũng trở thành một phần quan trọng trong mâm cơm hóa vàng ngày Tết. Ngoài trầu cau, trong lễ cúng, không thể thiếu các vật dụng như đèn, nến, và đặc biệt là nhang. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị đủ những vật dụng này nhé.

2.3 Hoa Tươi

Mặc dù không mang theo một ý nghĩa đặc biệt đối với lễ hóa vàng, nhưng hoa tươi vẫn được coi là một trong những vật không thể thiếu trong mâm cúng hóa vàng ngày Tết. Lý do chính là vì hoa tươi mang đến nhiều màu sắc và đại diện cho sự sống. Do đó, việc cúng hoa tươi sẽ thể hiện mong muốn của gia chủ về sự tươi mới và sức sống tràn đầy trong mỗi dịp năm mới.

2.4 Mâm ngũ quả

Đây là thứ không thể thiếu ở mỗi gia đình. Mâm ngũ quả với đầy đủ sắc màu, mang theo ý nghĩa của sự thịnh vượng, may mắn, và thành công trong năm mới. Theo truyền thống, người Việt thường chưng mâm ngũ quả suốt những ngày Tết. Do đó, khi đến ngày làm mâm cơm hóa vàng ngày Tết thì vẫn không thể thiếu nó được. Tùy theo từng vùng miền mà mỗi gia đình có thể bày trí mâm ngũ quả sao cho phù hợp.

<<<Xem thêm: Tết 2024 Mâm cúng mùng 1 tết 2024 cần có những gì?

2.5 Giấy tiền, vàng mã

Bởi lẽ là lễ cúng hóa vàng nên giấy tiền và vàng mã là những vật phẩm không thể thiếu. Việc đốt giấy tiền và vàng mã không chỉ là một hình thức thể hiện lòng hiếu thảo và lòng thương nhớ đến ông bà tổ tiên của con cháu, mà còn phản ánh quan niệm từ xa xưa rằng những người ở cõi âm cũng cần sử dụng những vật phẩm như tiền và vàng như khi họ còn sống. Tuy nhiên, không phải đốt vàng mã càng nhiều là càng tốt, càng thể hiện được lòng hiếu thuận của mình. Bạn chỉ cần đốt một lượng vừa đủ là đủ, vì việc đốt quá nhiều có thể tạo ra tác động xấu đối với môi trường. Trong quá trình hóa vàng, việc xác định thứ tự hóa vàng cũng rất quan trọng. Bạn nên hóa vàng theo vai vế của người đã mất. Ngoài ra, sau khi hóa vàng, người Việt còn có phong tục tưới rượu lên phần tro của giấy tiền và vàng mã. Người xưa nói rằng làm như vậy thì người ở cõi âm mới có thể nhận được.

Ngoài lễ vật trên thì mâm cơm hóa vàng ngày Tết cũng phải được chuẩn bị tươm tất. Mâm cơm hóa vàng ngày Tết có thể cúng cỗ mặn hoặc cỗ chay tùy vào mỗi gia đình.

3. Gợi ý mâm cơm hóa vàng ngày Tết

3.1 Mâm cơm mặn

• Bánh chưng/Bánh tét: Đối với người miền Bắc, bánh chưng là một phần quan trọng không thể thiếu trong mâm cỗ gia đình ngày Tết. Còn ở miền Nam và miền Trung, Tết thường gắn liền với bánh tét truyền thống. Bánh chưng hay bánh tét đều mang ý nghĩa đặc biệt vì được làm từ những nguyên liệu truyền thống của Việt Nam, thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu.
• Gà luộc: Gà được coi là một trong những món không thể thiếu trong mâm cúng hóa vàng ngày Tết. Theo quan niệm dân gian của người Việt Nam, con gà đại diễn cho điều tốt đẹp và may mắn.
• Giò lụa: Giò lụa, hay giò thủ, là một món ăn được nhiều người ưa thích không chỉ trong dịp Tết mà còn cả trong những ngày thường. Với hương vị khá dễ ăn, nó có thể ăn nóng, nguội hoặc thậm chí khi bảo quản trong tủ lạnh vẫn giữ được hương vị tuyệt vời.
• Dưa hành và củ kiệu: Khi đã có bánh chưng xanh trong mâm cúng hóa vàng, không thể thiếu củ kiệu, dưa hành tươi giòn để ăn kèm. Theo kinh nghiệm của người xưa, cách bảo quản tốt nhất cho củ kiệu và dưa hành là ngâm chúng trong men lâu càng tốt, chúng sẽ càng trở nên thơm ngon hơn theo thời gian.
• Canh mọc rau củ: Cùng với những món ăn đặc trưng trên, chị em có thể nấu thêm các món canh như canh miến, canh khổ qua, canh măng khô, canh chua hoặc canh mọc rau củ tùy thuộc vào vùng miền.

Ngoài ra, các chị em nội trợ có thể sáng tạo và làm các món như nem, nộm như nộm gà xé phay, nộm hải sản, cũng như các món cuốn như phở cuốn. Các món này không chỉ có vị thanh mát, dễ ăn, mà còn giúp điều hòa lại lượng đạm cao từ thịt mỡ và bánh chưng.

<<<Xem thêm: Gợi ý 15 mâm cỗ cưới Miền Nam món nào cũng ngon

3.2 Mâm cơm chay:

• Bánh chưng và bánh tét chay: Lớp vỏ được nấu chín kỹ, mang lại độ mềm xốp và độ thơm ngọt. Bên trong là phần nhân đậu xanh khi ăn kèm với củ cải muối tạo nên một hương vị hấp dẫn.
• Rau củ xào chay: Sự kết hợp của những loại rau củ không chỉ mang lại tầng hương vị riêng biệt mà còn tạo nên màu sắc đẹp mắt. Rau củ được nêm nếm vừa ăn, giữ nguyên độ ngọt bùi và hương thơm tự nhiên.
• Chả lụa chay: Món ăn được trình bày đẹp mắt trong mâm cúng hóa vàng ngày Tết Nguyên đán. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ dai và giòn của thịt, cùng với hương vị hòa quyện tạo thành một vị ngon đặc biệt, khiến mọi người đều yêu thích.
• Canh khổ qua hầm chay: Phần nhân được chế biến từ các nguyên liệu thanh đạm như đậu phụ non, cà rốt, nấm rơm, mang lại không chỉ hương vị dễ ăn mà còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe
• Xôi: Hạt xôi tròn đều, mềm mại và dẻo, kết hợp với màu sắc rực rỡ làm cho mâm cúng trở nên thêm hấp dẫn. Ngoài ra, xôi cũng được đông đảo người dân Việt Nam yêu thích bởi hương vị của chúng.
• Miến xào chay: Miến xào chay có sợi miến dai mềm, xào với nước tương hơi sẫm màu. Tuy nhiên khuyết điểm này đã được khắc phục bằng cách xào cùng nhiều loại rau củ có màu sắc bắt mắt, tạo nên một món ăn hấp dẫn và ngon miệng.
• Chả giò chay chiên: Nếu chả giò là món được nhiều người yêu thích, thì chả giò chay cũng ngon không kém cạnh. Thay thế nhân thịt bằng rau củ, được chiên giòn trong dầu mang lại một hương vị thơm ngon và lạ miệng.

<<<Xem thêm: Tết 2024 Cúng ông công ông táo ngày nào? Lễ vật gồm có gì?

4. Cách làm lễ hóa vàng ngày Tết

Theo một số chuyên gia văn hóa phương Đông, việc chọn ngày để làm lễ hóa vàng phụ thuộc vào quyết định của từng gia đình, có thể bắt đầu từ ngày mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết. Trong quá trình thực hiện lễ hóa vàng ngày Tết thì cần:

• Lễ tạ khấn gia tiên và chư vị thần thánh: Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng gia chủ mới được chứng giám. Khi khấn nên khấn văn khấn, không nên khấn nôm.
• Hóa vàng mã: Sau khi hoàn thành lễ tạ, gia chủ tiến hành hóa vàng mã. Hóa vàng mã phải hóa vàng của gia thần (thổ công, thổ địa) trước, tiền vàng của tổ tiên sẽ hóa sau, nếu gia đình có người mới mất thì phần vàng mã dành cho người đó sẽ hóa sau cùng.
• Khấn xin phù hộ từ tổ tiên: Sau khi hóa vàng mã xong, gia chủ quay lại khấn xin sự phù hộ của tổ tiên cho con cháu. Sau đó, mới tiến hành hạ lễ, hạ mâm cơm và phân phát lộc cho con cháu.

<<<Xem thêm: Tổng hợp những quán cà phê mở xuyên Tết ở Hà Nội 2024

5. Những lưu ý khi làm lễ hóa vàng

• Nếu chưa hóa vàng mà đèn hương đã tắt, nhất là việc hạ lễ trước khi hóa vàng sẽ phạm phải điều bất kính đối với thần linh và tổ tiên.
• Khi gần hết một tuần hương, gia chủ bắt đầu thực tiến hành hóa tiền vàng.
• Trước khi hạ lễ, mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới.”
• Sau khi hóa hết vàng mã, gia chủ cũng nên “hóa” những cây mía lộc (thường được mang về vào thời điểm giao thừa) bằng cách hơ chúng trên lửa hóa vàng mã.

Trên đây là tất cả những thông tin mà bạn cần biết về mâm cơm hóa vàng ngày Tết, bao gồm cách chuẩn bị mâm cơm, cách làm lễ, cũng như những lưu ý. Hi vọng qua bài viết, bạn đã có đủ kiến thức để chuẩn bị một lễ cúng hóa vàng đầy đủ và thuận lợi.

<<<Xem thêm: 13 món ăn mới lạ chống ngán ngày Tết

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *