2 Tháng Năm, 2024

Hướng dẫn cách làm 10 món ăn cần chuẩn bị trước Tết

Tết là thời điểm mà gia đình sum họp và quây quần bên nhau, là ngày lễ không thể thiếu trong phong tục và văn hóa của người Việt. Cũng vì lẽ đó mà các mâm cơm hay bàn cỗ trong ngày Tết sẽ được chuẩn bị một cách cẩn thận thịnh soạn hơn cả. Ngay sau đây, hãy cùng Blog Ẩm Thực tham khảo hướng dẫn cách làm 10 món ngon cần chuẩn bị trước Tết để bạn nhàn hơn trong những ngày này nhé!

1. Dưa hành
2. Giò lụa
3. Bánh chưng
4. Thịt đông
5. Mứt dừa
6. Thịt kho tàu
7. Thịt heo ngâm mắm
8. Lạp xưởng
9. Khô bò
10. Củ kiệu muối

1. Dưa hành

Nguyên liệu:

• Hành tím
• Ớt
• Cà rốt
• Nước vo gạo
• Giấm
• Đường
• Muối

Cách làm:

• Ngâm hành tím trong nước gạo 2 tiếng rồi cắt bỏ gốc và lột vỏ. Sau đó rửa sạch lại và để ráo, phơi nắng 1 tiếng.
• Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ rồi cắt lát hoặc tỉa hoa
• Ớt rửa sạch rồi để ráo
• Pha nước ngâm: Hòa 300gr đường, 50gr muối, 500ml giấm rồi khuấy đều.
• Xếp hành, cà rốt, và ớt vào hũ rồi đổ nước ngâm vào sao cho ngập hết. Dùng tăm tre để chặn cho hành chìm xuống.
• Đậy nắp kín và ngâm trong 2-3 ngày (hoặc lâu hơn nếu trời lạnh).

<<<Xem thêm: Tết 2024 Cúng ông công ông táo ngày nào? Lễ vật gồm có gì?

2. Giò lụa

Nguyên liệu:

• Thịt nạc
• Bột năng
• Bột nở
• Đường
• Nước mắm
• Muối
• Lá chuối và dây lạc hoặc dây ni lông

Cách làm:

• Rửa sạch và thái nhỏ thịt lợn, Sau đó ướp với gia vị và đặt vào ngăn đá tủ lạnh 2 tiếng.
• Xay nhuyễn thịt rồi cho lại ngăn đá 2 tiếng nữa.
• Mang thịt ra xay thêm 1 lần nữa với một ít nước để tạo hỗn hợp giò sống thơm ngon.
• Lá chuối rửa sạch rồi đặt dây lạt ở dưới lá chuối, rải đều giò lên rồi gói lại.
• Cuộn giò thành hình ống dài, gập 2 đầu lại. Cột lại bằng dây lạt và luộc trong 40-50 phút hoặc 15-20 phút nếu sử dụng nồi áp suất. Sau đó, vớt giò ra để ráo là xong.

<<<Xem thêm:Tổng hợp những quán cà phê mở xuyên Tết ở Hà Nội 2024

3. Bánh chưng

Nguyên liệu :

• Gạo nếp
• Đậu xanh không vỏ
• Thịt ba chỉ heo

Cách làm:

• Ngâm gạo nếp qua đêm hoặc trước ít nhất 4 tiếng, nên ngâm chung với lá riềng hoặc lá dứa nếp có màu xanh và nếp thơm hơn. Ngâm xong đổ nếp ra để ráo, sau đó trộn nếp với 1-2 muỗng muối.
• Đậu xanh không vỏ cũng ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm. Ngâm xong đổ đậu ra để ráo, sau đó trộn với muối và tiêu.
• Ướp thịt ba chỉ với với muối, tiêu và đường.
• Chuẩn bị khuôn vuông. Xếp 4 lá dong, xếp bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Thao tác tương tự cho 3 lá còn lại. Sau đó đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.
• Rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh.Tiếp theo, rải nếp lên phủ lại.
• Gói bánh và buộc dây đừng quá chặt.
• Luộc bánh trong 5 tiếng hoặc 1 tiếng nếu sử dụng nồi áp suất.
• Thêm nước vào nếu nước cạn.
• Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại, thay nước mới. Nếu không bánh sẽ bị sống, không chín đều.
• Chín rồi thì vớt bánh ra ngâm nước lạnh 20 phút, sau đó ép nước ra và để ráo 5-8 tiếng.

<<<Xem thêm:13 món ăn mới lạ chống ngán ngày Tết

4. Thịt đông

Nguyên liệu:

• Thịt chân giò
• Mộc nhĩ
• Nấm hương
• Hành khô
• Hạt tiêu

Cách làm:

• Làm sạch thịt chân giò, cạo lông và bỏ bì, thái thành miếng vừa ăn và ướp gia vị. (Lưu ý nên chọn chân giò tươi, màu hồng, chắc tay ăn cho ngon)
• Rửa sạch nấm hương, mộc nhĩ và thái sợi hoặc thái nhỏ.
• Phi thơm hành khô, rồi cho thịt vào xào cho ngấm gia vị.
• Sau đó thêm nước vào cho ngập mặt thịt và hầm nhừ ở lửa nhỏ.
• Khi nước cạn một nửa, thêm nấm hương, mộc nhĩ, hạt tiêu vào và nấu chín.
• Múc thịt ra đồ đựng và phơi sương 1 đêm hoặc đặt vào tủ lạnh cho đông.

<<<Xem thêm:Hướng dẫn 10 cách làm mứt Tết đơn giản

5. Mứt dừa

Nguyên liệu:

• Dừa non
• Đường
• Chanh
• Vani
• Muối

Cách làm:

• Cạo lớp vỏ nâu của dừa non, rửa sạch và cắt miếng theo chiều dọc dày 0.6cm.
• Cắt xong thì rửa lại 2-3 lần với nước.
• Vắt 1/2 quả chanh lên dừa rồi rửa lại bằng nước để làm trắng và loại bỏ dầu.
• Vớt dừa ra để ráo rồi ngâm dừa trong nước sôi 3 phút để loại bỏ hoàn toàn dầu.
• Sau đó rửa lại và để ráo nước.
• Cho dừa vào thau, trộn dừa với 1/2 muỗng cà phê muối, 350gr đường và ngâm 2-3 tiếng. Bắc chảo và sên dừa trên lửa lớn. Hạ lửa vừa nếu thấy nước đường sôi.
• Khi nước đường cạn thì cũng hạ lửa nhỏ dần. Thêm vani khi nước gần cạn rồi tiếp tục sên đến khi đường khô và tạo phấn trên dừa.

<<<Xem thêm:Phong tục Tết: Những lễ cúng Tết quan trọng nhất gia đình nào cũng phải làm

6. Thịt kho tàu

Nguyên liệu:

• Thịt ba chỉ hay thịt chân giò
• Trứng vịt luộc
• Nước dừa
• Hành băm
• Tỏi băm
• Nước mắm
• Đường/hạt nêm/tiêu xay

Cách làm:

• Rửa sạch thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò với nước muối rồi cắt miếng vừa ăn (nên chọn thịt có da mỏng để kho được ngon, mau mềm hơn và không bị ngấy)
• Ướp thịt trong 1 tiếng với 1 muỗng canh hành băm, 1 muỗng canh tỏi băm, 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 1/3 muỗng canh hạt nêm và 1 muỗng cà phê tiêu, trộn đều.
• Bắc nồi lên, đun 1 muỗng cà phê đường trên lửa vừa, khuấy đến khi nước đường có màu nâu cánh gián rồi tắt bếp. Để nguội rồi thêm 1/2 chén nước lọc vào và khuấy đều cho loãng bớt.
• Đổ thịt đã ướp vào nồi nước màu vừa thắng, đảo trên lửa lớn cho thịt săn lại rồi thêm 400ml nước dừa vào.
• Đậy nắp và kho thịt với lửa nhỏ trong 30 phút.
• Nếu thấy nước cạn quá thì cho thêm nước rồi cho 5 quả trứng vịt luộc vào.
• Đun tiếp 30 phút cho thịt chín mềm và tắt bếp.

<<<Xem thêm:Tết 2024 Mâm cúng mùng 1 tết 2024 cần có những gì?

7. Thịt heo ngâm mắm

Nguyên liệu:

• Thịt ba chỉ
• Nước mắm
• Đường vàng (có thể dùng đường cát trắng)
• Ớt
• Hành tím
• Tỏi

Cách làm:

• Rửa sạch và cắt thịt ba chỉ thành từng khúc sao cho vừa với lọ thủy tinh.
• Luộc thịt chín tới với tiêu và 3 củ hành tím cắt lát. (lưu ý hớt bớt bọt khi luộc)
• Thịt chín thì vớt ra và xả lại bằng nước sạch rồi để ráo
• Cho 300g đường vàng vào nồi cùng với 500ml nước mắm, nấu và khuấy đều tới khi nước mắm sôi. (lưu ý hớt bọt khi nấu)
• Sau đó, để nước mắm thật nguội mới cho vào ngâm thịt.
• Trần lọ thủy tinh qua nước sôi rồi để khô
• Cho thịt đã luộc vào lọ rồi đổ nước mắm và ít tỏi, ớt vào (nên dùng một ít que tre để chặn thịt lại không cho nổi lên)
• Đậy nắp và để ở nơi thoáng mát trong 3 ngày.

<<<Xem thêm:Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Ý nghĩa? Cách chuẩn bị mâm cúng

8. Lạp xưởng

Nguyên liệu:

• Thịt heo xay
• Mỡ heo
• Rượu Mai Quế Lộ
• Mật ong
• Bột tỏi
• Bột xá xíu
• Muối/ đường/tiêu hạt

Cách làm:

• Rửa sạch mỡ heo, để ráo. Cắt hạt lựu rồi ướp cùng 1 muỗng cà phê đường rồi đem đi phơi nắng 2 giờ.
• Rang hạt tiêu trên lửa nhỏ cho đến khi tiêu dậy mùi thơm.
• Trộn thịt heo xay với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột tỏi, 2 muỗng cà phê bột gia vị xá xíu, 1 muỗng canh mật ong, 1/2 muỗng canh rượu mai quế lộ. Rồi cho thêm mỡ heo và tiêu vào và tiếp tục trộn.
• Cắt 1 đoạn vỏ collagen, thắt nút một đầu, chừa đầu còn lại để nhồi thịt vào.
• Cho thịt đã ướp vào dụng cụ nhồi. Từ từ đẩy nhân thịt vào cho đến khi nhân đầy chặt trong vỏ collagen rồi thắt nút lại.
• Nhồi xong thì đâm vài lỗ trên bề mặt để thoát khí.
• Lăn lạp xưởng trong rượu mai quế lộ và phơi dưới nắng 2-3 ngày là được.

<<<Xem thêm:Những món ăn ngon ở Hà Nội cho dân tình xuống phố mùa đông

9. Khô bò

Nguyên liệu:

• Thịt bò
• Tỏi, Hành tím, Gừng, Sả
• Ngũ vị hương
• Bột nghệ
• Bột điều
• Bột cà ri
• Ớt bột
• Giấm
• Dầu hào
• Dầu ăn
• Nước mắm
• Muối/đường/hạt nêm

Cách làm:

• Sả rửa sạch, bỏ đầu, đuôi rồi băm nhỏ.
• Hành tím, tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhuyễn. Gừng cạo vỏ và cũng băm nhuyễn.
• Để khử mùi hôi thịt bò, chà 2 muỗng canh giấm và muối lên miếng thịt 5 – 7 phút rồi xả lại 2 – 3 lần bằng nước sạch rồi để ráo.
• Thái thịt thành miếng to bản, dày 0.5cm. Ướp thịt bò với hành tím, tỏi, sả, gừng, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh dầu ăn.
• Thêm 1 muỗng cà phê ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê bột điều, 1 muỗng cà phê bột cà ri, 2 muỗng canh ớt bột, 2 muỗng canh dầu hào vào và trộn đều rồi bọc lại để trong tủ lạnh 8 tiếng hoặc qua đêm.
• Để nhiệt độ trong lò được ổn định, bật lò nướng trước ở 100 độ C trong 10 phút.
• Sau đó lấy khô bò ra, dùng cây cán bột cán mỏng rồi lại xếp vào khay, cho vào lò nướng, và sấy ở 100 độ C trong 60 phút.

<<<Xem thêm:Hướng dẫn nấu các món ngon từ chim câu

10. Củ kiệu muối

Nguyên liệu:

• Củ kiệu tươi
• Cà rốt
• Giấm
• Nước mắm
• Đường
• Muối

Cách làm:

• Rửa sạch củ kiệu, ngâm trong nước muối ấm trong 2 tiếng.
• Tiếp đó, gọt bỏ phần rễ và bóc lớp vỏ mỏng của kiệu và ngâm vào 1 chậu nước lạnh khác.
• Vớt kiệu ra và rửa trong một thau nước khác có pha loãng 1 muỗng canh muối rồi vớt ra và đem phơi nắng.
• Cạo vỏ cà rốt, rửa lại với nước sạch và cắt khúc có độ dày khoảng 1/3 lóng tay. Tiếp đó, có thể rửa chung với nước muối pha loãng của củ kiệu hoặc rửa riêng với nước muối khoảng 4 – 5 phút đều được.
• Phơi kiệu trên mâm (hoặc bất kỳ rổ lớn nào), dưới một nắng cho khô ráo
• Gọt lớp màng và rễ còn sót lại rồi rửa kiệu trong giấm khoảng 3-4 phút. Rửa xong thì với ra.
• Rửa sạch hũ thủy tinh bằng nước nóng rồi xếp kiệu vào và rưới nước mắm đường (đã để nguội) vào.
• Đậy nắp và để thoáng mát 7-10 ngày là dùng được.

Trên đây là cách làm 10 món ăn cần chuẩn bị trước Tết do Blog Ẩm Thực tổng hợp được và chia sẻ với bạn. Blog Ẩm Thực hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn chế biến thành công một số món ăn ngon trong dịp lễ Tết. Cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết. Đừng quên đăng ký, nhấn chuông, like và share để nhận thêm nhiều công thức nấu ăn hấp dẫn từ kênh Blog Ẩm Thực nhé!

<<<Xem thêm:Mướp đắng: Lợi ích tuyệt vời và những món ngon từ mướp đắng

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *