2 Tháng Năm, 2024

Hướng dẫn 10 cách làm mứt Tết đơn giản

Mứt Tết là một trong những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Mứt thường được làm từ các loại trái cây và củ quả. Bạn có thể thoải mái lựa chọn loại trái cây yêu thích như dừa, thơm, xoài,… mỗi loại đều mang đến hương vị và màu sắc đặc trưng riêng biệt.Hãy bỏ túi ngay những hướng dẫn sau đây của Blog Ẩm Thực để có thể tự tay làm những món mứt thơm ngon và bổ dưỡng cho cả gia đình nhé!

1. Mứt tắc vàng
2. Mứt dừa
3. Mứt đu đủ sấy vị chanh dây
4. Mứt táo
5. Mứt hạt sen
6. Mứt cà rốt
7. Mứt bí đao
8. Mứt gừng
9. Mứt thơm
10. Mứt xoài

1. Mứt tắc vàng

Nguyên liệu:

• Trái tắc
• Nước vôi trong
• Đường trắng
• Muối

Cách làm:

• Rửa sạch tắc, cắt đôi, vắt hết nước và rửa lại bằng nước lạnh rồi cho tắc vào tủ lạnh
• Đem tắc ngâm trong nước vôi khoảng 18 giờ.
• Sau đó, vớt tắc ra khỏi nước vôi, xả nước lạnh vài lần cho đến khi nước trong, sau đó vắt nhẹ cho khô nước
• Cho tắc và 800g đường vào chảo lớn, trộn đều và để nó ngấm đường trong khoảng 8 giờ. Đặt chảo tắc lên bếp với lửa lớn.
• Cho hết phần nước tắc và muối vào chảo, trộn đều nhẹ tay, cứ khoảng 10 phút trộn một lần. Sau 30 phút, vớt tắc ra khỏi chảo.
• Tiếp tục đun lửa vừa cho đến khi nước đường trong chảo hơi sánh lại.
• Khi nước đường sánh lại, cho lại tắc vào chảo, giảm lửa và nhẹ nhàng trộn đều cho đến khi nước đường khô hết.
• Tắt bếp và để chảo mứt tắc qua đêm cho tắc nguội.
• Chuyển mứt tắc vào hũ, sau đó cho vào tủ lạnh để dùng dần.

<<<Xem thêm: Tết 2024 Mâm cúng mùng 1 tết 2024 cần có những gì?

2. Mứt dừa

Nguyên liệu:

• Cùi dừa tẻ
• Đường trắng
• Sữa đặc
• Màu sắc (màu xanh của lá dứa, màu đỏ của củ dền, màu xanh nước biển từ hoa đậu biếc…)

Cách làm:

• Cùi dừa rửa sạch và cạo sợi dài mảnh.
• Trụng qua nước ấm 2-3 lần để loại bỏ dầu dừa, sau đó vớt ra để ráo nước.
• Chọn lá để làm màu, xay nhuyễn và lọc để lấy nước.
• Cho cùi dừa đã nạo vào thau lớn. Thêm đường, sữa đặc và nước tạo màu đã lựa chọn, sau đó trộn đều. Để qua đêm để dừa ngấm đường.
• Đun nóng chảo và sên dừa đã ngâm đường ở lừa vừa. Đảo đều để dừa thấm đều đường/
• Khi thấy đường đã kết tinh quanh cùi dừa thì tắt bếp.
• Để mứt dừa nguội, cho mứt ra rổ để hong khô trước khi cho vào hộp thuỷ tinh ăn dần

<<<Xem thêm:Tết 2024 Mâm cúng mùng 1 tết 2024 cần có những gì?

3. Mứt đu đủ sấy vị chanh dây

Nguyên liệu:

• Đu đủ (Hơi chín)
• Chanh dây
• Đường trắng

Cách làm:

• Đu đủ chọn hơi ương, thuôn dài.
• Gọt vỏ đu đủ, cắt đôi để bỏ hạt và màng bên trong. Tiếp theo, thái thành miếng dài khoảng 5-6cm và dày khoảng 1cm.
• Xong thì ngâm đu đủ trong nước có pha một ít muối hoặc chanh để giảm nhựa. Rửa lại bằng nước lạnh khoảng 2-3 lần, sau đó vớt ra rổ để ráo nước.
• Cho đu đủ vào một hộp lớn, ướp cùng đường và chanh leo trong khoảng 2-3 tiếng. Để mứt thêm hương vị, nên để hỗn hợp trong tủ lạnh và thỉnh thoảng đảo cho ngấm đều.
• Xếp đu đủ lên khay và cho vào máy sấy ở nhiệt độ khoảng 40-45 độ C cho đến khi mứt khô là ok. Nếu không có máy sấy, hãy cho đu đủ vào lò nướng và sấy ở nhiệt độ tương tự, theo dõi và lật đu đủ khi cần.

<<<Xem thêm: Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Ý nghĩa? Cách chuẩn bị mâm cúng

4. Mứt táo

Nguyên liệu:

• Táo
• Đường trắng
• Vôi bột
• Phèn chua

Cách làm:

• Táo bỏ cuống, rửa sạch và xăm đều bằng tăm nhọn để giúp táo thấm đường một cách đều và nhanh.
• Pha nước vôi với tỉ lệ 1 lít nước và 10g vôi, sau đó để nước lắng gạn rồi lấy nước trong.
• Ngâm táo trong nước vôi này trong 8 tiếng, sau đó vớt ra và rửa sạch với nước lạnh.
• Hòa tan một thìa phèn chua trong nước, đun sôi và cho táo vào chần cho đến khi vỏ táo chuyển sang màu vàng. Vớt táo ra và ngâm vào nước lạnh. Sau đó, xả sạch táo và để ráo nước.
• Ướp táo với đường cho đến khi đường tan hoàn toàn.
• Cho táo vào chảo đáy dày, đun nhỏ lửa. Khi đường sôi nhẹ, vỏ táo sẽ chuyển sang màu cánh gián và co lại. Tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi nước đường cạn, sau đó để táo nguội và cất vào lọ kín sau ăn dần.

<<<Xem thêm: Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Ý nghĩa? Cách chuẩn bị mâm cúng

5. Mứt hạt sen

Nguyên liệu:

• Hạt sen tươi
• Đường phèn
• Vani
• Muối

Cách làm:

• Tách phần tim đắng khỏi hạt sen và sau đó rửa sạch, để ráo.
• Luộc chín hạt sen với ít muối.
• Vớt hạt sen đã chín ra và ngâm trong nước lạnh trong khoảng 10 phút.
• Nếu bạn không có sen tươi, có thể sử dụng sen khô để làm mứt. Luộc sen khô lâu hơn để hạt sen chín.
• Xay nhuyễn đường phèn thành dạng bột
• Hạt sen sau khi nguội và ráo nước, cho vào tô và thêm vào đường phèn đã xay nhuyễn. Khuấy đều để đường tan. Ướp hạt sen trong khoảng 2-3 tiếng để ngấm đường, hạt sen sẽ chuyển sang màu trong.
• Sau đó, đem hạt sen ngâm đường đi sên. Đảo nhẹ đều tay để đường ngấm đều.
• Sên trên lửa nhỏ cho đến khi nước đường đặc sệt lại, đảo mứt thấy nặng tay thì bắt đầu đảo liên tục. Hạt sen bắt đầu khô và đường kết tinh bám lên mứt rồi đảo thêm ít phút nữa, cho vani vào rồi tắt bếp
• Khi mứt nguội, cho vào hũ thuỷ tinh để bảo quản và ăn dần.

<<<Xem thêm: Những món nem rán lạ miệng cho ngày Tết nguyên đán

6. Mứt cà rốt

Nguyên liệu:

• Cà rốt
• Đường trắng
• Vôi bột
• Phèn chua

Cách làm:

• Bào vỏ cà rốt, sau đó rửa sạch và cắt thành những miếng tròn hoặc vuông có kích thước vừa ăn.
• Hòa vôi bột với 1,5 lít nước, sau đó lấy phần nước trong đó để ngâm cà rốt trong khoảng 30 phút.
• Vớt cà rốt ra và rửa sạch lại với nước để loại bỏ hết mùi vôi.
• Đặt nồi nước hòa phèn chua lên bếp đun sôi. Cho cà rốt vào chần khoảng 2 phút, sau đó đổ ra và rửa lại với nước lạnh và để ráo nước.
• Trộn cà rốt đã ngâm với đường, ướp khoảng 3-4 tiếng để đường tan hoàn toàn. Khi đường đã tan, cho cà rốt lên chảo và sên trên lửa vừa.
• Khi thấy mứt sôi, để khoảng 5 phút, nước đường bắt đầu sánh thì giảm lửa xuống mức nhỏ nhất. Lúc này, đảo mứt nhanh tay và liên tục. Khi thấy đường kết tinh và bám đều lên mặt miếng mứt thì đảo cho mứt cà rốt khô hẳn, sau đó tắt bếp.
• Vẫn tiếp tục đảo để mứt cà rốt khô hẳn.

<<<Xem thêm: Mâm cỗ tết miền Nam với những món ăn không thể thiếu

7. Mứt bí đao

Nguyên liệu:

• Bí đao
• Đường trắng
• Vôi bột
• Nước hoa bưởi

Cách làm:

• Hòa tan vôi bột với 1,5 lít nước lạnh và lọc để lấy nước vôi trong.
• Gọt vỏ bí đao và cắt bỏ phần ruột mềm, sau đó thái thành miếng có chiều dài và to cỡ ngón tay hay miếng vuông tùy ý.
• Rửa bí đao qua nước lạnh và ngâm vào nước vôi trong ít nhất 8 tiếng hoặc qua đêm.
• Sau khi ngâm xong, đổ bí đao ra rổ và rửa nhiều lần qua nước lạnh cho sạch.
• Trải bí ra khay và để nó hong gió, phơi khô dưới nắng khoảng 4-5 tiếng (đây là giai đoạn quan trọng).
• Cho đường và nước lạnh vào nồi, hòa tan và đặt lên bếp đun sôi với lửa vừa. Khi nước đường sôi, cho bí vào luộc chín ở lửa nhỏ.
• Khi bí chín, vớt bí ra và xếp ra khay. Đặt bí ở nơi thoáng gió phơi 4 tiếng.
• Tiếp theo, cho đường còn lại vào nồi cùng với nước lạnh, đun sôi với lửa nhỏ. Khi nước đường sôi khoảng 2 phút, thì cho bí đã phơi nắng vào, sên cho đến khi đường hơi sánh, sau đó thêm nước hoa bưởi vào.
• Tiếp tục sên cho đến khi đường kết tinh bám xung quanh bí và khô ráo là có thể tắt bếp.

<<<Xem thêm: Cách Làm Các Món Ăn Từ Thịt Gà “Dư” Ngày Tết TIẾT KIỆM MÀ NGON

8. Mứt gừng

Nguyên liệu:

• Gừng
• Trái Thơm
• Đường trắng
• Nước cốt chanh

Cách làm:

• Gừng gọt sạch vỏ, sau đó thái sợi. Rửa sạch một lần nữa và ngâm vào nước muối loãng trong 5 phút, sau đó vớt ra.
• Dứa cắt thành hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy ý.
• Đun nước sôi trong một nồi cùng với một chút nước cốt chanh. Cho gừng vào luộc trong 3-4 phút, sau đó vớt ra.
• Thay nước mới và luộc lần nữa để giảm chất cay.
• Thả gừng vào một chậu nước lạnh và ngâm gừng khoảng 10 phút cho nguội, sau đó vớt ra để ráo nước.
• Trong một tô to, trộn đều gừng đã được xử lý cẩn thận cùng đường và ướp gừng trong khoảng 2 tiếng.
• Thỉnh thoảng đảo đều để gừng thấm đều nước đường.
• Cho tất cả vào chảo và vặn lửa to đến khi sôi, sau đó giảm lửa nhỏ và đun liu riu. Cứ 3-5 phút lại đảo lần để đảm bảo đến khi nước đường rút bớt nước và có độ sệt.

<<<Xem thêm: Gợi ý 10 món ăn chống ngán ngày tết dễ làm nhất

9. Mứt thơm

Nguyên liệu:

• Thơm
• Muối
• Đường trắng

Cách làm:

• Thơm được gọt vỏ và mắt, sau đó cắt khoanh tròn hơi dày và đục lõi chính giữa. Ngâm thơm vào chậu có pha 1 lít nước lạnh cùng muối trong khoảng 15-20 phút, sau đó vớt thơm ra để ráo.
• Cho thơm và đường vào chảo, nhẹ nhàng trộn đều và để 1-2 tiếng cho đường tan.
• Cho chảo thơm lên bếp, sên mứt với lửa vừa trong 5 phút, sau đó giảm lửa thấp. Tiếp tục sên và đảo đều thơm cho đến khi đường cạn dẻo bám hết vào từng lát thơm, sau đó tắt bếp.
• Gắp mứt thơm và xếp ra đĩa để 1 lúc cho mứt nguội và khô trước khi cho vào hũ.

<<<Xem thêm: Cách làm 10 món gà chiên rán cho ngày cuối tuần

10. Mứt xoài

Nguyên liệu:

• Xoài xanh
• Vôi bột
• Đường trắng
• Phèn chua

Cách làm:

• Rửa sạch xoài và gọt vỏ ngoài, sau đó cắt xoài thành những miếng dày và dài.
• Hòa 2 muỗng canh bột vôi vào 2 lít nước, đợi lắng xuống, gạn lấy nước trong, sau đó cho xoài vào ngâm trong khoảng 3 tiếng.
• Vớt xoài ra và rửa sạch để loại bỏ mùi vôi.
• Trần qua xoài cùng 1 muỗng canh phèn chua, sau đó đổ ra rửa lại với nước.
• Ngâm xoài với 600g đường, để đường tan hết, thỉnh thoảng xóc đều hoặc đảo đều để miếng xoài ngấm đường.
• Khi đường tan hết, đem sên mứt trên bếp ở mức lửa nhỏ, thỉnh thoảng đảo đều để miếng xoài trong đều. Khi thấy miếng xoài trong, nước đường cạn và sánh lại thì tắt bếp.

Mong rằng những gợi ý mà Blog Ẩm Thực chia sẻ sẽ làm thực đơn ngày Tết của bạn phong phú và tràn đầy màu sắc. Hãy vào bếp và thực hiện ngay những ý tưởng này, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu. Cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết. Đừng quên đăng ký, nhấn chuông, like và share để nhận thêm nhiều công thức nấu ăn hấp dẫn từ kênh Blog Ẩm Thực nhé!

<<<Xem thêm: Tổng hợp các món ăn đặc sản của Sóc Trăng

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *