18 Tháng Tư, 2024

Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Ý nghĩa? Cách chuẩn bị mâm cúng

 

Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ truyền thống quen thuộc đối với người Việt Nam. Vào những ngày này, mỗi gia đình thường có mâm lễ tổ tiên, thần linh với mong muốn xua tan xui xẻo, đón nhận nhiều may mắn và cầu mong cho mùa màng bội thu. Vậy Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ cũng như cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ ra sao cho đúng? luôn là câu hỏi được nhiều người Việt Nam đang quan tâm. Hãy cùng Blog Ẩm Thực khám phá và tìm hiểu những vấn đề này trong video này nhé!

Xem xong video này các bạn sẽ hiểu biết thêm về:

• Ngày Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

• Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

• Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

• Các hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

• Một số điều kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ

• Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ

• Văn khấn cúng ngày Tết Đoan Ngọ

———————————————–

Ngày Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

Ngày Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Đây là là một trong những ngày lễ truyền thống của phương Đông. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ rất lâu trong văn hóa dân gian và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa của các nước như: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản,….

Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được hiểu là ngày Tết giết sâu bọ bởi theo quan niệm của ông cha ta thời xưa kể lại thì đây là dịp Tết rất quan trọng. Vào những ngày này, nhiều gia đình sẽ cùng nhau phát động bắt sâu bọ, diệt côn trùng gây hại cho cây trồng.

Từ lâu, Tết Đoan Ngọ đã trở thành một phần của văn hóa Việt Nam, để sum họp đầm ấm và có nhiều tục lệ gắn kết đời sống hướng về tổ tiên, gia đình, giáo dục lòng biết ơn, thể hiện lối sống trọng quan hệ và trọng tình cảm của người Việt Nam.

Tết Đoan Ngọ (5/5/2023 âm lịch) năm nay rơi vào ngày (22/6/2023 dương lịch), đây là ngày Tân Hợi, tháng Mậu Ngọ, năm Quý Mão, giờ Mậu Tý, tháng 5 âm lịch. Ngày này thích hợp cho việc như: Lập khế ước, giao dịch, động đất ban nền, cầu thầy chữa bệnh, đi săn thú cá, tìm bắt trộm cướp. Đại kỵ với việc: Xây đắp nền tường.

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến dày đặc, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.

Những người dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải quyết được nạn sâu bọ, cho đến khi một ông lão từ xa tới và tự xưng là Đôi Truân.

Ông ta chỉ cho dân chúng cách đơn giản để xua đuổi sâu bọ. Mỗi gia đình đặt một đàn cúng trước cửa nhà, gồm bánh tro và trái cây. Sau đó, họ cùng nhau ra trước nhà để vận động thể dục.

Sau một thời gian ngắn, những con sâu bọ đầy đàn đã bị xua đuổi, té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm rằng, sâu bọ hàng năm thường tấn công vào ngày này và rất hung hăng. Mỗi năm, vào đúng ngày này, những người dân đều phải làm theo những gì ông Đôi Truân đã chỉ dẫn để đuổi sạch sâu bọ.

Những người dân biết ơn ông Đôi Truân và để tưởng nhớ việc này, từ đó họ đã quyết định đặt cho ngày này là ngày Tết diệt sâu bọ. Về sau nhiều người gọi nó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Bởi vì đây là một trong những ngày lễ truyền thống phong phú nên Tết Đoan Ngọ (5 tháng 5 âm lịch) mang ý nghĩa để trừ trùng phòng bệnh, nhằm giữ gìn sức khỏe và bảo vệ mùa vụ, con cháu dù có đi làm ăn xa cũng sẽ thu xếp về để sum họp gia đình.
Các hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ ở các nước trên thế giới

Ở Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết Trùng Ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau (ngày 5/5). Trái ngược với Việt Nam, ngày này ở Trung Quốc thường được tổ chức khá long trọng và mang một ý nghĩa khác, sâu sắc hơn, nhiều nơi diễn ra nhiều hoạt động dân gian như: đua thuyền rồng, ăn bánh chưng,…. Cứ đến ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người thường quét dọn nhà cửa sạch sẽ, treo lá cây ngải cứu và lá cây thạch xương bồ – thực vật có tác dụng nhằm xua đổi sâu bọ lên hai bên cánh cửa, uống rượu hùng hoàng để giết vi khuẩn, phòng chống bệnh truyền nhiễm. Không những vậy, họ khéo tay đến nỗi còn thêu và làm túi thơm, bỏ thảo mộc vào túi, rồi mang theo người như để xua đuổi sâu bọ, rắn rết côn trùng.

Còn Hàn Quốc và Triều Tiên thì Tết Đoan Ngọ được gọi là Dano, được Hội Liên Hiệp Quốc đã công nhận Tết Đoan Ngọ vào ngày 5/5 là di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc. Lý giải cho việc 2 nước này coi đây là một lễ hội lớn, người ta cho rằng, con số 5 là biểu tượng của sức mạnh và sự cường tráng. Chính vì vậy đây là ngày người dân của hai nước cầu nguyện cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại. Ngoài ra, còn là dịp để người dân Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức nấu những món ăn truyền thống với mục đích giữ sức khỏe vào dịp đầu hè. Không chỉ có vậy, phụ nữ và trẻ em ở đây thường mặc bộ trang phục truyền thống, tắm gội bằng lá cây diên vĩ, chơi những trò chơi dân gian vào ngày lễ này.

Tại Nhật Bản thì người dân nơi đây coi Tết Đoan Ngọ là ngày lễ dành cho các bé trai với tên gọi “Kodomo no hi”. Vào dịp này, người Nhật thường treo cờ cá chép, tượng trưng cho những bé trai khỏe mạnh thông minh với ý nghĩa “cá vượt vũ môn”. Chính vì thế cứ tới đầu tháng 5, Nhật Bản lại rợp rời cá chép tung bay trong gió. Thông thường mỗi nhà sẽ treo từ 3 hoặc 5 cờ, với 5 màu chủ đạo là: Xanh lam, đỏ, đen, xanh lá, xanh tím. Trong dịp lễ này, người Nhật sẽ làm bánh Mochi gói trong lá sồi để cúng và ăn, đi cùng với đó họ còn phải làm các món ăn hình cá chép để cầu chúc và mong muốn cho con mình được mạnh khỏe và phát triển tốt.

Việt Nam chúng ta thì sao? Tết Đoan Ngọ thường ăn tết ở nhà với gia đình. Sáng sớm Tết Đoan Ngọ, người ta ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Vào ngày này, mọi người thường hay ăn rượu nếp ngay sau khi ngủ dậy.

Một số điều kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ

• Vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”. Chính vì vậy vào ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.

• Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống.

• Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà khí về.

• Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.

• Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Dưới đây là cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ cả 3 miền mà bạn có thể tham khảo:

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ người miền Bắc

– Hương, hoa, vàng mã

– Nước, rượu nếp

– Các loại hoa quả như vải, mận…

– Bánh tro, bánh ú

– Xôi, chè

– Cơm rượu nếp: là món đặc trưng của người miền Bắc trong dịp này, thường gồm cả nếp cẩm và nếp cái hoa vàng.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ người miền Trung

– Hương, hoa, vàng mã

– Nước, rượu nếp

– Các loại hoa quả như vải, mận…

– Bánh tro, bánh ú

– Chè kê: là món ăn đặc biệt quen thuộc đối với những ai gốc Huế.

– Cơm rượu: Cơm rượu miền Trung được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Cơm rượu miền Trung có dạng miếng nhỏ vuông vức.

– Thịt vịt: Người miền Trung thường thêm món thịt vịt vào mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm xưa, thịt vịt mát, ăn vào sẽ mát cả năm và đây cũng được cho là món ăn có khả năng bổ máu, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ người miền Nam

– Hương, hoa, vàng mã

– Nước, rượu nếp

– Các loại hoa quả như vải, mận…

– Cơm rượu: Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu không để rời mà được viên thành những viên tròn trước khi ủ. Rượu dậy mùi, người ta thường thêm nước đường vào.

– Bánh ú bá trạng: Bánh bá trạng tương tự bánh tro nhưng to hơn một chút, bánh làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều loại nhân sau đó gói trong lá rồi nấu chín bằng cách luộc hoặc hấp.

– Chè trôi nước: Chè trôi nước miền Nam là những viên chè tròn to được làm từ bột nếp trắng, bên trong là nhân đậu xanh thơm bùi. Chè trôi nước được ăn cùng nước đường gừng và nước cốt dừa.

Văn khấn cúng ngày Tết Đoan Ngọ

Sau khi đã chuẩn bị xong mâm cúng Tết Đoan Ngọ, bạn hãy thực hiện nghi thức và đọc bài văn khấn đầy đủ nhất cúng Tết Đoan Ngọ sau đây nhé.

Văn khấn Tết Đoan Ngọ trong nhà

Nam mô A di đà phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài

Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy cao tằng Tổ khảo, cao tằng Tổ tỷ, thúc bá, huynh đệ, cô dì,
tỷ muội nội ngoại họ …

Tín chủ chúng con là: …

Hiện đang cư trú tại: …

Hôm nay là ngày mùng 5/5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, lễ vật dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…. Cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

 

Văn khấn Tết Đoan Ngọ ngoài sân

Nam mô A di đà phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài

Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy cao tằng Tổ khảo, cao tằng Tổ tỷ, thúc bá, huynh đệ, cô di,
tỷ muội nội ngoại họ …

Tín chủ chúng con là: …

Hiện đang cư trú tại: …

Hôm nay là ngày mùng 5/5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, lễ vật dâng lên trước án

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… Cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

 

Trên đây là những thông tin về cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt cho ngày Tết Đoan Ngọ một cách hợp lý nhé.

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *