2 Tháng Năm, 2024

Tết 2024 Cúng ông công ông táo ngày nào? Lễ vật gồm có gì?

Tết ông Công ông Táo năm 2024 là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của nhiều gia đình Việt. Đây là dịp để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các thần linh, ông bà tổ tiên, đồng thời hy vọng một năm mới an lành và phồn thịnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa và cách thực hiện nghi lễ này. Ngay sau đây, hãy cùng Blog Ẩm Thực tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

1. Lịch Tết ông Công ông Táo 2024 ngày nào?
2. Sự tích ngày Tết ông Công ông Táo
3. Ý nghĩa ngày Tết ông Công ông Táo
4. Ý nghĩa tục phóng sinh cá chép ngày Tết Táo quân 2024
5. Lễ Tết ông Công ông Táo 2024 cúng gì? Gồm những gì?
6. Những điều cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo Tết 2024

1. Lịch Tết ông Công ông Táo 2024 ngày nào?

Lễ cúng ông Công ông Táo trong năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp, tức là thứ sáu ngày 02/02/2024 theo lịch dương. Lễ cúng ông công ông táo phải được thực hiện trước giờ Ngọ, điều này có nghĩa là bạn nên hoàn thành lễ cúng tiễn đưa Táo Quân trước 12 giờ trưa ngày 02 tháng 2 nhé. Theo truyền thống lâu đời, lễ cúng nên diễn ra trong khoảng giờ Thìn (từ 7 đến 9 giờ sáng), tức là giờ Tốc Hỷ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện lễ cúng trong khoảng giờ Mẹo (từ 5 đến 7 giờ sáng). Nên nhanh chóng thực hiện lễ cúng trước 12 giờ trưa để ông Táo nhanh chóng về trời nhé.

<<<Xem thêm:Tổng hợp những quán cà phê mở xuyên Tết ở Hà Nội 2024

2. Sự tích ngày Tết ông Công ông Táo

Theo sự tích được kể lại của ông bà xưa, Thị Nhi trước đây là vợ của Trọng Cao. Do không có con nên Trọng Cao thường xuyên kiếm cớ gây chuyện, xích mích với vợ. Trong một lần bị đánh, Thị Nhi quyết định bỏ nhà đi và kết duyên với một người đàn ông khác tên là Phạm Lang. Những ngày đi tìm vợ, Trọng Cao hết tiền, hết gạo phải ăn xin dọc đường và lại đến xin đúng nhà của Thị Nhi. Để tránh Phạm Lang phát hiện, Thị Nhi đã giấu chồng cũ trong đống rạ sau vườn. Một đêm vì không biết có người ẩn trong đó nên Phạm Lang đã đốt rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy vậy, Nhi đã nhảy vào để cứu Cao ra. Phạm Lang thấy Nhi cũng nhảy vào theo, kết quả là cả ba người đều chết cháy trong ngọn lửa. Vì 3 người sống có tình nghĩa nên Ngọc Hoàng đã quyết định phân công chồng mới, Phạm Lang, trở thành Thổ Công, chồng cũ – Trọng Cao làm Thổ Địa, còn người vợ – Thị Nhi làm Thổ Kỳ. Mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp, họ sẽ lên trời để báo cáo về những việc tốt và việc xấu trong năm, giúp Ngọc Hoàng định đoạt công tội phân minh cho loài người. Do đó, trong quan niệm dân gian của người Việt, 3 vị Thần Táo này sẽ định đoạt được phước đức, cát hung trong gia đình. Đó cũng là sự tích ngày Tết ông Công ông Táo được lưu truyền cho đến ngày nay.

<<<Xem thêm:13 món ăn mới lạ chống ngán ngày Tết

3. Ý nghĩa ngày Tết ông Công ông Táo

Theo quan niệm dân gian, ông Táo được coi là thần bảo hộ, chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động trong gia đình. Vào ngày Tết ông Công ông Táo 2024, tức ngày 23 tháng Chạp, ông Táo sẽ cưỡi cá chép trở về trời để báo cáo về hành động tốt và xấu của các thành viên trong gia đình cho Ngọc Hoàng. Do đó, mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình tổ chức lễ cúng ông Công ông Táo với mục đích:

• Thể hiện lòng biết ơn đối với thần bảo hộ đã che chở và bảo vệ gia đình suốt cả một năm qua.
• Cầu khấn ông Táo khi báo cáo với Ngọc Hoàng sẽ trình bày về những hđiều tốt lành, công đức của mình đã làm.
• Mong đợi ông Táo sẽ nhanh chóng quay trở lại để tiếp tục phù trợ cho gia đình luôn được bình an, may mắn trong năm mới.

Có thể nói, lễ cúng ông Công ông Táo không chỉ là cách để tạ ơn các thần linh đã chăm sóc gia đình mà còn là hy vọng cho một năm mới thuận lợi. Đây là một trong những truyền thống đã ăn sâu trong tâm thức của người Việt, trở thành một nghi lễ tâm linh không thể thiếu trong dịp cận Tết Nguyên đán.

<<<Xem thêm:Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo từ đơn giản đến cầu kỳ

4. Ý nghĩa tục phóng sinh cá chép ngày Tết Táo quân 2024

Một trong những hình ảnh quen thuộc nhất về Tết ông Công ông Táo đối với mọi người chính là hình ảnh của cá chép. Theo truyền thuyết, cá chép được coi là phương tiện đưa Táo Quân về trời. Sau khi hoàn thành các nghi lễ, người dân thường thả cá chép xuống sông hoặc ao, với ý nghĩa rằng “cá hóa long” – tức là cá sẽ biến thành rồng, là phương tiện đưa các Táo chầu trời. Ngoài ra, theo tập tục truyền thống của người Việt, hình ảnh “cá chép hóa rồng” còn là biểu tượng của sự thăng hoa, kiên trì, vượt qua khó khăn, và sự bền bỉ,…hướng tới thành công và đạt được những điều tốt lành trong cuộc sống.

5. Lễ Tết ông Công ông Táo 2024 cúng gì? Gồm những gì?

Để chuẩn bị cho lễ cúng Tết ông Công ông Táo 2024 thật tươm tất và chỉn chu, bạn cần thực hiện những điều như sau:

5.1 Chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo 2024

Tùy thuộc vào từng gia đình, bên cạnh các lễ vật chính, nhiều gia đình sẽ làm lễ mặn hoặc lễ chay để tiễn ông Táo về trời. Mâm cúng ông Táo truyền thống thường bao gồm:

• 1 đĩa gạo
• 1 đĩa muối
• 3 chén rượu
• Thịt heo luộc, gà luộc hoặc gà quay
• Rau xào
• Hành muối
• Xôi gấc
• Giò heo
• Canh mọc
• Cá chép nướng (có thể thay thế bằng cá lóc nướng đối với người miền Nam)
• Trái cây tươi, trà, rượu, vàng mã, lọ hoa cúc, lọ hoa đào nhỏ,..

Ngày nay, mâm cúng ông Táo thường đơn giản hơn và không còn bắt buộc phải có đủ các món như truyền thống. Điều này phụ thuộc vào văn hóa, hoàn cảnh, điều kiện và sở thích của từng gia đình. Những gia đình khó khăn có thể chỉ cần làm mâm cúng với 3 món. Đặc biệt, mâm cúng ông Táo của cả 3 miền sẽ có những điểm khác biệt đặc trưng. Bên cạnh đó, vị trí đặt mâm cỗ cúng ông Táo cũng rất quan trọng, thường được đặt trên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ riêng của ông Táo để thể hiện lòng thành kính. Thứ tự cúng ông Công ông Táo 2024 sẽ bao gồm các bước sau:

• Chuẩn bị đầy đủ lễ vật và mâm cỗ để cúng ông Công ông Táo
• Thắp nhang và đọc văn khấn tiễn ông Công ông Táo về trời
• Sau khi hoàn thành bước trên, chờ hương tàn và thắp thêm một tuần hương, lễ tạ, hóa vàng và phóng sanh cá chép ra ao, hồ, sông, suối,…

<<<Xem thêm:Hướng Dẫn Chuẩn Bị Mâm Cỗ Cúng Ông Táo Miền Bắc , Miền Trung , Miền Nam

5.2 Chuẩn bị lễ vật cúng ông Công ông Táo 2024

Lễ cúng Tết ông Công ông Táo 2024 sẽ bao gồm các vật phẩm như 3 chiếc mũ ông Táo, cá chép, tiền vàng mã, 1 chiếc áp và 1 đôi hia làm từ giấy. Màu sắc của mũ, áo và hia sẽ thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành trong năm như sau:

• Năm thuộc hành kim sẽ chọn mũ, áo, hia màu vàng.
• Năm hành mộc sẽ chọn mũ, áo, hia màu trắng.
• Năm hành thủy sẽ chọn mũ, áo và hia màu xanh.
• Năm hành hỏa sẽ chọn mua mũ, áo và hia màu đỏ.
• Năm thuộc hành thổ sẽ chọn mũ, áo và đôi hia màu đen.

Trong năm 2024, thuộc hành Hỏa, bạn nên chọn màu đỏ cho đồ cúng sẽ phù hợp và có thể mang lại nhiều may mắn hơn. Đối với các gia đình có trẻ nhỏ, thường sẽ bổ sung vào mâm cúng một con gà luộc. Gà luộc nên là loại gà cồ mới tập gáy (gà mới lớn), với ý nghĩa mong ông Táo và Ngọc Hoàng sẽ cho đứa trẻ này lớn lên với đầy đủ nghị lực, sự thông minh và có khí chất hiên ngang như gà cồ.

<<<Xem thêm:Hướng dẫn cách làm các món bạch tuộc dai ngon

6. Những điều cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo Tết 2024

• Trong lễ cúng ông Công ông Táo, gia chủ nên chuẩn bị mâm cỗ một cách chu đáo và tươm tất.
• Trước khi thực hiện lễ cúng, việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là rất quan trọng.
• Cúng thần Thổ Công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, thường được cúng trên bàn thờ gia tiên. Trong khi đó, cúng ông Táo, thần trông coi việc bếp núc, thường cúng tại bếp. Do đó, nếu gia đình có bàn thờ Táo quân ở bếp, thì nên đặt mâm cúng ở đây và cũng cần có thêm 1 mâm lễ ở trên bàn thờ chính.
• Việc cúng lễ nên được thực hiện tại nơi sạch sẽ trong nhà. Bếp cần được lâu dọn sạch khi đặt mâm lễ. Nếu không có bàn thờ Táo quân ở bếp, gia chủ cũng có thể đặt mâm lễ trên bàn thờ chính để bày tỏ lòng thành kính đối với các thần linh.
• Một số vật phẩm cần tránh sử dụng làm vật cúng trong ngày cúng Táo quân bao gồm các món từ vịt, trâu, dê, chó, chim, ngỗng…
• Khi cúng, gia chủ nên thắp nhang, đọc bài văn khấn và cầu nguyện các vị thần Táo Quân phù hộ cho gia đình một năm mới an khang, thịnh vượng.
• Trang phục của người cúng cần nghiêm túc và lịch sự, tránh hở hang nhằm thể hiện sự tôn kính đối với các quan thần.
• Khi đọc văn khấn, cần đọc rõ ràng, chậm rãi, với thái độ nghiêm túc, và tránh nói bậy.
• Không nên cầu xin tài lộc mà thay vào đó chỉ nên báo cáo những điều tốt đẹp đã xảy ra trong gia đình trong năm 2023 vừa qua.
• Không nên thực hiện lễ cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Cũng nên tránh đặt mâm cúng dưới chân bếp hoặc ở những nơi dơ bẩn để bảo đảm sự linh thiêng và trong sạch của lễ cúng.
• Vàng mã và các vật phẩm cúng ông Táo sẽ được hóa khi nửa tuần hương cháy hết. Bạn cần hóa xong khi hương đã cháy hết, sau đó mang cá chép ra sông, hồ để thả.
• Tuyệt đối không thả cá ở các thành cầu hay các điểm trên cao. Hành động này rất xấu xí mà có khi cá không thể sống được sau khi thả xuống.

Phong tục cúng Tết ông Công ông Táo 2024 có thể coi là một trong những nghi thức truyền thống quan trọng đối với đa số gia đình Việt trong những ngày cuối năm. Hy vọng rằng những chia sẻ hữu ích từ Blog Ẩm Thực sẽ giúp bạn chuẩn bị một cách đầy đủ và chỉn chu, để lễ cúng diễn ra một cách suôn sẻ, mang lại may mắn cho cả năm mới.

<<<Xem thêm:Hướng dẫn 10 cách làm mứt Tết đơn giản

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *