3 Tháng Năm, 2024

Rằm Trung Thu 2023: Cách chuẩn bị mâm cúng đầy đủ nhất

Tết Trung Thu, còn được gọi là Tết Đoàn viên, hoặc Rằm tháng 8 đang rục rịch đến gần. . Để tạo nên ngày Trung Thu ý nghĩa, một mùa Tết Đoàn viên ấm áp, mỗi gia đình cần chuẩn bị một mâm cúng đặc biệt để tri ân và thể hiện lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên. Mâm lễ cúng trong Rằm tháng 8 không cần phải quá phức tạp và trang trọng như mâm cỗ trong ngày Tết cổ truyền, tuy nhiên, việc chuẩn bị vẫn phải được tiến hành một cách cẩn thận, đầy đủ, và và thành tâm. Ngay sau đây, hãy cùng Blog Ẩm Thực tìm hiểu về cách chuẩn bị đồ cúng Rằm trung thu đầy đủ nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc, ý nghĩa Tết trung thu tại Việt Nam

Tết Trung Thu, còn được gọi là Tết Đoàn viên, là một ngày lễ trọng đại và có ý nghĩa sâu sắc trong tâm hồn và văn hóa của người dân Việt Nam. Theo lịch âm, Tết Trung Thu rơi vào ngày Rằm tháng 8 hàng năm. Trẻ em nô nức chờ đợi ngày Tết Trung Thu, tràn đầy niềm háo hức vì những điều thú vị sắp đến. Vào ngày này, đứa trẻ nào cũng đều ước ao được nhận những món quà đầy màu sắc và những chiếc bánh trung thu thơm ngon, đầy hương vị truyền thống. Ngoài ra, họ cũng háo hức tham gia vào các hoạt động nghi lễ truyền thống, như đốt đèn lồng, múa lân, múa rồng, và các trò chơi dân gian đầy vui vẻ.

 

<<<<Xem thêm: Rằm tháng 7: Cách chuẩn bị mâm cúng của Miền Bắc

Ngày nay, nguồn gốc của Tết Trung Thu vẫn còn là một câu hỏi hấp dẫn trong lịch sử văn hóa. Mặc dù không có sự xác minh rõ ràng, Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ nền văn hóa Trung Hoa nhưng có ba truyền thuyết phổ biến nhất đã được truyền miệng qua nhiều thế hệ để giải thích nguồn gốc của ngày lễ này. Đó là truyền thuyết về Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng, và sự tích về chú Cuội của Việt Nam. Theo các nhà khảo cổ, Tết Trung Thu đã xuất hiện từ lâu đời và hình ảnh về ngày này đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Tuy nhiên, người Trung Hoa cổ đại cũng có quan điểm riêng, họ cho rằng nguồn gốc của Tết Trung Thu xuất phát từ thời kỳ Xuân-Thu. Có lẽ, Trung thu được bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam. Đây là một dịp lễ diễn ra sau khi thu hoạch vụ mùa và mừng mùa màng bội thu, những người nông dân được nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa vất vả.

 

Theo Phan Kế Bính trong cuốn sách “Việt Nam phong tục,” phong tục treo đèn và bày cỗ đã được ghi nhận từ thời vua Đường Minh Hoàng. Vào ngày sinh nhật của mình, vua Đường Minh Hoàng đã truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn và tổ chức tiệc ăn mừng, từ đó đã trở thành tục. Tục rước đèn cũng được giải thích qua câu chuyện thú vị. Theo truyền thuyết, từ thời vua Tống Nhân Tông, có một con cá chép biến thành yêu quái, thường xuất hiện vào đêm trăng và gây hại cho con người. Để ngăn chặn điều này, viên quan Bao Công đã cho nhân dân tạo ra đèn cá chép và mang nó ra ngoài đường để cho yêu quái sợ và đem lại bình yên cho người dân. Cũng theo Phan Kế Bính, tục hát trống quân gắn liền với Tết Trung Thu có nguồn gốc từ thời vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Vào thời điểm ông dẫn quân ra Bắc, nhiều binh sĩ trong đạo quân cảm thấy nhớ nhà. Vua Quang Trung đã bày ra một hoạt động thú vị để làm giảm nhớ nhà và tạo niềm vui cho binh lính, đó là cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp với nhau, có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân.

 

Thời gian trôi qua, và ngày nay, Tết Trung Thu đã trở thành một dịp lễ vui nhộn dành riêng cho thiếu nhi. Sau những ngày học tập căng thẳng, Tết Trung Thu mang lại cho các em những khoảnh khắc thư giãn, để thả lỏng tâm hồn cũng như khám phá thêm nhiều điều thú vị về lịch sử và văn hóa thông qua các hoạt động truyền thống.

<<<<Xem thêm:Rằm tháng 7: Cách chuẩn bị mâm cúng của Miền Nam

Chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm tháng 8

Phụ thuộc vào từng vùng miền và phong tục mỗi gia đình, mâm cúng Rằm tháng 8 có thể được thay đổi để phù hợp. Tuy nhiên, mâm cúng thường gồm các yếu tố chung như bánh nướng, bánh dẻo, trái cây đa dạng, hương hoa thơm và đèn nến. Món bánh nướng và bánh dẻo không thể thiếu trong bất kỳ mâm cúng nào, thường được sắp xếp trang trọng trong hộp và đặt lên bàn thờ. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm mâm cơm cúng với các món như gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả… Sự lựa chọn các món ăn còn phụ thuộc vào mùa và khẩu vị của gia đình. Mặc dù mâm cúng Rằm tháng 8 không đòi hỏi sự cầu kỳ, long trọng như mâm cỗ trong ngày Tết truyền thống, nhưng việc chuẩn bị vẫn cần sự tận tâm và đầy đủ. Quan trọng là mâm cúng phải thể hiện sự thành tâm, lòng biết ơn và sự tôn kính đối với tổ tiên. Món ăn mặn hoặc chay đều có thể linh hoạt tùy theo điều kiện mỗi gia đình.

Bài cúng ngày Rằm tháng 8 Âm lịch theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Mâm cỗ trông trăng ngày Rằm Trung thu

Mâm cỗ trông trăng truyền thống thường bày trí bằng các loại quả như hồng ngâm, hồng đỏ, dưa hấu, táo, bưởi… được khéo léo tạo hình thành các con vật dễ thương như cá, chó, nhím…Để tạo sự hấp dẫn và đẹp mắt cho mâm cỗ, việc chú ý tới màu sắc của các loại quả là rất quan trọng. Bạn nên chọn những loại trái cây khác nhau, có loại quả xanh, quả chín để âm dương hài hòa. Mâm ngũ quả thường có nải chuối chín vàng, hồng đỏ biểu trưng cho cuộc sống thịnh vượng, quả na thể hiện sự sinh sôi, phát triển, quả bưởi tượng trưng cho những điều tốt lành, quả lựu biểu tượng cho may mắn. Năm loại quả này tượng trưng cho ngũ hành. Ở miền Bắc, người ta thường thích dùng những quả như: chuối, bưởi, đào, hồng và cam để trang trí. Trong khi đó, miền Nam lại tạo sự độc đáo bằng việc sử dụng những loại quả màu sắc đa dạng như đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài và sung.

 

Không chỉ có quả, mâm cỗ trông trăng ngày Rằm Trung thu còn thể hiện sự đa dạng qua các loại bánh kẹo truyền thống như bánh Trung thu, bánh nướng, bánh dẻo cùng các loại đồ chơi dân gian như đèn lồng ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ… Ngoài ra, mâm cỗ trông trăng còn có các loại đèn khác như đèn cù, đèn con thỏ… Ánh sáng lung linh từ những đèn trang trí này không chỉ làm cho không gian thêm phần rạng ngời, mà còn tạo ra không gian ấm cúng và thân thuộc, góp phần tạo nên bầu không khí tươi vui và phấn khích trong ngày lễ. Điều đặc biệt là sau khi phá cỗ, những loại quả và bánh kẹo, đồ chơi này sẽ được sử dụng để làm quà cho trẻ em.

 

<<<<Xem thêm:Rằm tháng bảy 2023: Những việc nên làm và cách chuẩn bị mâm cúng

Những điều cần chú ý về ngày rằm trung thu 2023

Cách thức cúng lễ rằm tháng 8

Tùy thuộc vào phong tục địa phương, có thể tổ chức lễ cúng Trung thu ngoài trời, và ở nhiều vùng, các gia đình còn làm mâm cúng gia tiên vào ngày Trung thu. Khi hoàn thành việc chuẩn bị lễ cúng, mâm cúng sẽ được đặt trên bàn hoặc trên chiếu ngoài trời. Nếu có mâm cúng gia tiên Tết Trung thu càng tốt và sau đó là thành tâm khấn lễ.

Cách cúng Tết Trung thu Rằm tháng 8 sẽ cần lên hương thắp ở ban thờ. Trong trường hợp tổ chức lễ cúng ngoài trời thì phải chuẩn bị các vật cắm hương. Bài khấn cúng lễ rằm Trung thu thường không phức tạp, bởi đây là lễ đoạn viên, tạ ơn nên thường chuẩn bị mâm cỗ hoa quả, bánh kẹo cúng ngoài trời, ngoài ra gia chủ có gì thì cúng thêm thứ đó không bắt buộc.
Đối với lễ cúng mặn thì ưu tiên dùng thịt gà và lợn và tránh dùng thịt chó, mèo.

Chuẩn bị đồ lễ chu đáo, cẩn thận.

Việc chuẩn bị đồ cúng cho lễ rằm tháng 8, cũng như trong nhiều dịp rằm khác, đòi hỏi sự tỉ mỉ và quan tâm đặc biệt. Việc tự tay chuẩn bị các vật phẩm cúng cũng thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên vào ngày lễ. Nếu không có quá nhiều thời gian chuẩn bị đồ cúng lễ, bạn có thể đặt dịch vụ đồ cúng lễ. Dịch vụ này sẽ giúp bạn sắp xếp chu đáo mọi thứ cần thiết cho lễ cúng, đảm bảo tính vệ sinh và chất lượng. Tất cả các vật phẩm cúng đều mới và được chuẩn bị một cách cẩn thận.

<<<<Xem thêm: Hướng dẫn làm mâm cúng rằm tháng 8 chuẩn nhất

Cúng lễ vào buổi sáng

Thời điểm tiến hành lễ cúng ngày rằm tháng 8 thường là vào buổi sáng sớm. Vì Trung thu năm 2023 rơi vào ngày làm việc bình thường nên việc chuẩn bị lễ cúng có thể thực hiện vào sáng sớm để đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Chuẩn bị cho lễ cúng từ khoảng 6-7 giờ sáng sẽ giúp bạn cúng lễ một cách tỉ mỉ và cẩn thận mà vẫn kịp giờ làm việc. Trong trường hợp này, có thể đặt mâm lễ sẵn để tiết kiệm thời gian. Những vật phẩm cúng được sắp xếp cẩn thận và trang trọng trên bàn thờ. Thứ tự sắp xếp cho cân đối, các loại hoa quả cúng và xôi chè được chuẩn bị cẩn thận và đầy đủ. Sắp xếp màu sắc lễ vật cho đẹp sẽ thể hiện được lòng thành kính của người chuẩn bị lễ. Theo kinh nghiệm dân gian Cúng lễ vào sáng sớm cũng tốt hơn là vào trưa hay sau chiều.

Hy vọng với những thông tin Blog Ẩm Thực cung cấp ở trên, bạn đã có thể chuẩn bị cho gia đình mình một mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu đầy đủ. Tuy nhiên, cách chuẩn bị lễ cúng Rằm Trung Thu không nhất thiết phải hoàn toàn giống với những gì đã được trình bày trong bài viết. Bạn có thể linh hoạt điều chỉnh dựa trên tôn giáo hoặc phong tục tập quán đặc biệt của gia đình bạn. Chúc bạn có một ngày lễ Trung Thu tràn đầy vui vẻ và ý nghĩa!

<<<<Xem thêm: 7 thói quen trong bếp làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

 

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *