4 Tháng Năm, 2024

7 thói quen trong bếp làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những dạng ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu. Nguyên nhân chính của bệnh này thường được liên quan đến hút thuốc lá và tiếp xúc với các chất gây ung thư trong không khí. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây đã cho thấy rằng một số thói quen nấu nướng không đúng cách cũng có thể đóng góp vào nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Ngay sau đây, hãy cùng Blog Ẩm Thực tìm hiểu xem đó là những thói quen gì nhé!

UNG THƯ PHỔI: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN

Từ lâu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã không ngừng đưa ra cảnh báo về xu hướng gia tăng của các ca mắc bệnh ung thư phổi, đặc biệt là trong nhóm người trẻ. Khi đi sâu tìm hiểu về nguyên nhân gây ra căn bệnh này, chúng ta có thể xác định tới 8 nhóm nguyên nhân phổ biến sau:

  • Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc thụ động.
  • Bức xạ, phơi nhiễm bức xạ – phóng xạ, randon…
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chất gây hại cho phổi như: amiăng, diesel, asen, niken, thạch tín, berili, cadmium, crom, isocyanate, polyurethane…
  • Sống và/hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi.
  • Tiền sử bệnh phổi. Ví dụ: lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính, khí phế thủng có thể gây viêm và sẹo ở phổi, dễ gây ung thư phổi.
  • Thực hiện xạ trị khu vực ngực làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
  • Di truyền.
  • Tiếp xúc với khói bếp, khói dầu trong quá trình nấu nướng hoặc hít phải nấm mốc thường xuyên.

Trong số các nguyên nhân này, thói quen nấu nướng có tỷ lệ mắc ung thư phổi rất cao nhưng lại ít được biết tới. Theo WHO, khói bốc lên từ bếp hoặc đám cháy trong nhà có liên quan đến hàng triệu trường hợp tử vong mỗi năm ở các nước đang phát triển. Cứ mỗi 20 giây lại có một người tử vong vì chúng, và những trường hợp này đều có liên quan đến ung thư phổi. Điều này cũng giải thích tại sao có nhiều người mắc bệnh ung thư phổi mặc dù họ không hút thuốc hay tiếp xúc với khói thuốc từ người khác.

<<<Xem thêm: CẢNH BÁO: Những Nhóm Thực Phẩm Dễ Gây Ngộ Độc BOTULINUM

7 thói quen trong bếp làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

Để dầu sôi đến bốc khói

Nhiều người có thói quen chiên hoặc rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói vì nghĩ rằng dầu càng nóng thì sẽ tạo ra món ăn thơm ngon hơn. Tuy nhiên, khi dầu bắt đầu bốc khói là một tín hiệu cho thấy nó đang sản sinh nhiều chất độc hại. Trong số những chất này, có hai chất đứng đầu trong danh sách gây ung thư là benzopyrene và peroxide. Khi những chất độc này xâm nhập vào cơ thể con người, chúng có khả năng thay đổi cấu trúc, hướng và chức năng của DNA, góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư gan và ung thư phổi. Điều này đặt ra một cảnh báo nghiêm trọng về nguy cơ sức khỏe mà thói quen nấu ăn không đúng cách có thể gây ra. Hơn nữa, khói dầu ăn nóng cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A cùng với thịt đỏ, là nhóm các chất “có khả năng gây ung thư trên con người”.

cung cấp gia vị sỉ lẻ, cung cấp gia vị nhà hàng, cung cấp gia vị món ăn,  cung cấp gia vị

Không dùng hoặc tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu

Có nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, khói dầu và khói đồ ăn đang làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, đặc biệt là các phương pháp nấu như chiên, rán và nướng. Chưa kể nếu bạn sử dụng các loại thịt, thực phẩm chế biến sẵn khi nấu ăn thì sẽ sinh ra nhiều chất độc hại trong khói, không khí. Tiếp xúc thường xuyên với các loại khói này có thể gây ra cảm giác buồn nôn, khó chịu tại mũi họng và có thể gây chóng mặt hoặc tức ngực. Đối với những người có các bệnh liên quan đến đường hô hấp, khói này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các bệnh hen suyễn và viêm họng. Do đó, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên về việc sử dụng máy hút mùi trong không gian nhà bếp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc ngay lập tức tắt máy hút mùi sau khi nấu ăn có thể dẫn đến việc các loại khói độc, khói dầu và khí ga chưa bị hút hết luẩn quẩn trong không khí. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, tốt hơn là bạn nên chờ ít nhất 10 – 15 phút sau khi nấu ăn mới tắt máy hút mùi.

Những Sai Lầm thường Gặp Khi Sử Dụng Máy Hút Mùi Bạn Cần Tránh!

<<<Xem thêm:Top những món ăn ĐẶC SẢN NINH BÌNH nhất định phải thử

Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Illinois ở Hoa Kỳ đã nêu ra rằng, quá trình đun nóng dầu ăn nhiều lần có thể dẫn đến sự phân hủy của các chất béo trung tính, mở ra cơ hội cho quá trình oxi hóa axit béo tự do và sản xuất acrolein, một hợp chất độc hại đã được xác định gây ung thư. Không chỉ dừng lại ở việc mất chất béo và giá trị dinh dưỡng ban đầu, dầu chiên đi chiên lại nhiều lần còn mất đi các vitamin quan trọng có trong dầu. Điều đáng ngại hơn, sau mỗi lần chiên rán thực phẩm, các cặn và tạp chất thường bị cháy và bám vào bề mặt, tạo thành những tác nhân nguy hiểm không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Những tác nhân này có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là trong việc phát triển các loại bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư phổi. Điều này càng trở nên nghiêm trọng nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với khói dầu.

Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần có gây ung thư?

Đóng kín cửa khi nấu ăn

Nhiều người có thói quen đóng kín cửa trong lúc nấu ăn, vì lo sợ khói dầu sẽ lan vào các phòng khác và gây ám mùi. Một số khác đóng cửa sổ vì lo ngại việc gió thổi vào có thể làm ảnh hưởng đến quá trình nấu nướng và làm giảm hiệu quả của máy hút mùi. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng cách thực hiện này không phải là thói quen khoa học. Trong môi trường kín, chúng ta sẽ hít phải rất nhiều khói dầu, góp phần gây hại cho hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình, hãy để không gian bếp luôn thông thoáng khi nấu ăn. Tốt nhất là mở cả cửa chính và cửa sổ trong quá trình nấu nướng. Đồng thời, vẫn dùng cả máy hút mùi. Như vậy, lượng khói không bị hấp thụ bởi máy hút mùi cũng sẽ thoát ra ngoài nhanh hơn.

Khi bật máy hút mùi nên đóng cửa hay mở cửa bếp? Nhiều bà nội trợ vẫn đang  làm sai

Không đánh rửa kỹ nồi chảo khi chuyển món

Thói quen này không phải là hiếm gặp.. Có nhiều lý do như lười biếng trong việc vệ sinh, không muốn dành thời gian để đánh rửa nồi chảo nhiều lần. Hoặc cũng có thể là do bận rộn, muốn tiết kiệm thời gian hay có ý định tận dụng dầu mỡ thừa còn lại để nấu các món ăn khác. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng là việc không rửa sạch nồi chảo sau khi nấu ăn, dư lượng thực phẩm và dầu béo vẫn còn từ món ăn trước đó đã được làm nóng ở nhiệt độ cao sẽ tiếp tục bị nấu. Điều này sẽ tạo ra chất benzopyrene, một chất gây ung thư nguy hiểm. Đồng thời, việc sử dụng nồi chảo mà không rửa sạch sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị của các món ăn tiếp theo. Không chỉ vậy, việc này còn làm cho món ăn tiếp theo có thể bốc khói nhiều hơn, không chỉ gây khó chịu cho thính giác, thị giác mà còn tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Vì sao không nên rửa chảo chống dính ngay sau khi nấu?

<<<Xem thêm:Top 3 loại thịt dễ gây ung thư chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo

Đậy nắp khi xào

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Nguyên giảng viên tại Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm của Đại học Bách khoa Hà Nội, đã nhấn mạnh rằng việc đậy nắp khi nấu các món xào không chỉ làm mất chất dinh dưỡng mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí góp phần vào nguy cơ phát triển ung thư phổi. Một số bà nội trợ thường đậy nắp nồi để tăng nhanh quá trình chín của thực phẩm. Tuy nhiên, chuyên gia khẳng định rằng: “Lượng khói dầu phát sinh trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao có thể gây hại sức khỏe tương tự như khói thuốc lá. Việc tiếp xúc lâu dài với khói này có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi”. Trong quá trình nấu ăn, việc đun nấu dầu cùng thức ăn tạo ra một lượng khói khá lớn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khói dầu chứa các chất độc tương tự khói thuốc lá. Khi hít thở khói này trong thời gian dài, người ta có thể phát triển các triệu chứng như buồn nôn, tức ngực và đau đầu. Với những dấu hiệu này, chúng ta có thể không chú ý hoặc đổ lỗi cho những nguyên nhân khác. Nếu tình trạng này tái diễn và kéo dài, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sẽ tăng lên đáng kể, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ.

Tác hại đậy nắp lại khi xào món ăn

Lạm dụng các món nướng

Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh, món nướng thường chứa chất gây ung thư gọi là HCAs (heterocyclic amines). Ngoài ra, trong quá trình nướng, mỡ từ thịt thường chảy xuống than, tạo thành khói độc. Những hạt khói này bám vào miếng thịt và có thể xâm nhập vào cơ thể, gây ra các vấn đề về đường hô hấp. Do đó, ông Ninh đã đưa ra khuyến nghị, chỉ nên tiêu thụ thực phẩm nướng 1-2 lần mỗi tháng. Sau bữa ăn, bạn cũng cần tăng cường lượng nước uống, bổ sung chất xơ, duy trì việc tập luyện thể dục đều đặn, và đặc biệt, tránh tiêu thụ phần thịt bị cháy đen.

Chế biến và ăn đồ nướng thế nào để không bị độc hại?

<<<Xem thêm:Top 11 cặp thực phẩm kỵ nhau không nên ăn cùng kẻo rước bệnh vào thân

Một số dấu hiệu của ung thư phổi:

  • Ho dai dẳng không khỏi sau 2 – 3 tuần
  • Hụt hơi, đau ngực, tức ngực, khó thở
  • Ho ra máu
  • Khàn giọng
  • Thở khò khè
  • Người mệt mỏi
  • Đau nhức cơ, xương
  • Đau tay, vai và mắt
  • Sụt cân
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng
  • Sưng và đau ở mô vú
  • Đau đầu

Hy vọng những thông tin trên của Blog Ẩm Thực sẽ giúp bạn nhận thức được những nguyên nhân gây ung thư ở ngay chính căn bếp của mình. Cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết. Đừng quên đăng ký, nhấn chuông, like và share để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích từ kênh Blog Ẩm Thực nhé.

<<<Xem thêm:Rằm tháng bảy 2023: Những việc nên làm và cách chuẩn bị mâm cúng

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *