28 Tháng Tư, 2024

Hướng dẫn làm mâm cúng rằm tháng 8 chuẩn nhất

Thông thường các gia đình cúng ngày mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng, để cúng gia tiên, thần linh, Riêng ngày rằm tháng 8 hàng năm là dịp tết Trung  Thu có ý nghĩa đặc biệt. Tết trung thu là tết đoàn viên, tết của trẻ em. Rằm tháng 8 là dịp để người lớn thể hiện sự quan tâm đến trẻ nhỏ nên còn được gọi là Tết thiếu nhi. Vậy thì khi chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 8 như thế nào cho chuẩn hãy cùng #BlogẨmThực tìm hiểu ngay nhé?

Truyền thống người Việt từ ngày xưa cũng không quá đặt nặng về mâm cúng mặn trong dịp tết Trung thu. Chính vì vậy tuỳ theo điều kiện gia đình và thói quen mà gia chủ chuẩn bị mâm cúng mặn hoặc chay cho phù hợp. Kinh nghiệm chuẩn bị mâm cúng rằm trung thu là chỉ cần chuẩn bị thành tâm, miễn sao tươm tất nhất trong khả năng để thể hiện thành ý của mình.

Cúng rằm Trung Thu vào lúc nào?

Vào dịp Trung Thu hằng năm, các gia đình thường tổ chức cúng rằm Trung Thu đúng ngày vào ngày 15. Nếu là cúng rằm trung thu chiều ngày 15 ÂL thì thường lễ cúng sẽ xong trước 6 – 7 giờ tối. Còn gia chủ chỉ có điều kiện cúng buối sáng 15 ÂL thì cúng trước 9 – 10h sáng. Nếu gia đình vì lý do nào khác mà chỉ cúng thì có thể cúng từ ngày 14 tháng 8 ÂL cũng được.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm trung thu như thế nào?

Theo đúng chuẩn thì cúng rằm trung thu sẽ cúng 2 mâm lễ là mâm cỗ trông trăng và mâm cỗ cúng gia tiên. Bạn có thể tham khảo cách cúng rằm tháng 8 như sau:

Mâm cỗ trông trăng

Thông thường, mâm cỗ trông trăng cúng rằm tháng 8 sẽ không cần bày lên ban thờ, gia đình khi làm mâm cỗ trông trăng chỉ cần đặt lên một chiếc bàn rộng, trong nhà hoặc ngoài sân tùy vào gia đình. Mâm cỗ trông trăng thường sẽ có những loại hoa quả, trái cây, bánh kẹo như:

  • Nải chuối chín.
  • Quả bưởi (mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành).
  • Quả hồng (mang ý nghĩa của sự no đủ).
  • Quả na (mang ý nghĩa sinh sôi).
  • Quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn).
  • Bánh nướng.
  • Bánh dẻo.
  • Các loại trà như trà sen, trà hoa nhài, trà mạn…
  • Các loại bánh, kẹo, bim bim, thạch…
  • Các loại đồ chơi như đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn con thỏ, mặt nạ, đầu sư tử, trống…

Lưu ý: Để mâm cỗ trông trăng được đầy đủ và cân bằng âm dương bạn nên chọn các loại hoa quả có đủ 3 màu vàng, xanh, đỏ.

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam ngày xưa trong mâm cỗ cúng rằm Trung Thu còn có 3 ông tiến sĩ giấy. Mâm cỗ cúng Trung Thu đầy đủ sẽ có ý nghĩa cầu mong con cháu trong nhà học hành tấn tới, đỗ đạt. Tuy nhiên, hiện nay trong mâm cỗ Trung Thu của nhiều người Việt Nam không nhiều nhà sử dụng 3 ông tiến sĩ giấy này.

Hướng dẫn làm mâm cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất

Mâm cúng gia tiên cúng rằm tháng 8 chuẩn bị gì?

Mâm cúng rằm trung thu ở bàn thờ gia tiên bạn có thể chuẩn bị nhiều mâm cúng khác trong năm như cúng rằm tháng giêng, cúng rằm tháng bảy với các món như:

  • Bánh kẹo.
  • Xôi gấc hoặc xôi đỗ, xôi cốm…
  • Trầu cau.
  • Hoa tươi.
  • Đĩa hoa quả gồm 5 loại quả.
  • Tiền, vàng.
  • Hương, đèn, nến…
  • 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 chén nước, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối.
  • Các món ăn mặn hoặc chay tùy từng gia đình.

11 món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc

Lưu ý khi cúng rằm tháng 8:

Khi sắp xếp mâm ngũ quả cúng rằm trung thu bạn nên đặt quả cứng xuống dưới, các loại quả mềm dễ nứt vỡ để lên trên để tháp trái cây được vững chắc sẽ đẹp hơn. Nếu cần thiết bạn có thể dùng băng dính để cố định các loại trái cây với nhau để mâm ngũ quả được chắc chắn nhất. Khi bày xếp mâm ngũ quá cúng rằm trung thu bạn cần đảm bảo sự cân bằng giữa 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Trong mâm cỗ cúng rằm trung thu rất quan trọng bánh Trung Thu. Bạn có thể chọn bánh trung thu nướng hoặc bánh trung thu dẻo hoặc cả 2 loại bánh trung thu này. Trước đây bánh trung thu truyền thống chỉ có nhân thập cẩm, hình vuông to, hoa văn đơn giản. Ngày nay các loại bánh trung thu đã có rất nhiều loại nhân khác nhau, đủ hình dáng vuông tròn và kích thước to nhỏ để phù hợp nhiều gia đình. Một mâm cỗ cúng rằm trung thu thường có 1 hộp gồm 4 chiếc bánh trung thu, đặt ngay ngắn đẹp đẽ trên mâm cúng để thể hiện sự thành kính.

Bài khấn cúng lễ rằm Trung thu không quá cầu kỳ, phức tạp. Tết trung thu là tết đoàn viên, tạ ơn nên ngoài mâm ngũ quả, bánh kẹo cúng và những món vật phẩm như ở trên thì gia chủ có gì thì cúng thêm thứ đó. Tuy nhiên nếu gia đình muốn làm mâm cỗ trung thu mặn thì ưu tiên thịt gà và lợn, không nên sử dụng thịt chó, mèo…

Theo ông bà xưa kể lại có tới 2 truyền thuyết Tết Trung Thu. Một trong những sự tích về tết Trung Thu đứa trẻ nào cũng biết là sự tích về Hằng Nga và sự tích chú Cuội lên cung trăng được nhiều người truyền miệng. Ở nhiều địa phương từ trước đến nay cứ vào ngày 15 tháng 8 âm lịch ngày lễ trung thu hằng năm, nhiều khu phố thôn xóm tổ chức các hoạt động văn nghệ, vui chơi, giải trí cho các em thiếu nhi. Sau đó là dịp các thành viên trong gia đình cùng tụ họp, quây quần bên nhau.

Chúc bạn sẽ có 1 mùa tết trung thu đoàn viên thật hạnh phúc và ấm áp bên người thân. Nếu bạn còn biết thêm cách cúng rằm trung thu nào hay thì có thể chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé.

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *