7 Tháng Năm, 2024

CẢNH BÁO: Những Nhóm Thực Phẩm Dễ Gây Ngộ Độc BOTULINUM

 

Vài năm gần đây, số vụ ngộ độc do Botulinum ngày càng tăng cao. Gần nhất là chùm ca bệnh bị ngộ độc Botulinum sau khi ăn chả lụa bán dạo tại TP. Hồ Chí Minh, đang gây lo lắng cho cộng đồng. Trong tổng số 6 bệnh nhân phải nhập viện, có tới 3 bệnh nhân đã bị liệt hoàn toàn và đều đang thở máy. Chất độc botulinum toxin do vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra. Độc tố này có thể gây tử vong hoặc tàn phế nếu không được xử lý kịp thời. Mặc dù rất hiếm, ngộ độc botulinum vẫn là một mối đe dọa sức khỏe con người. Video/bài viết dưới đây của Blog Ẩm Thực sẽ cung cấp danh sách những nhóm ẩm thực dễ gây ngộ độc botulinumm mà bạn nên chú ý, hãy cùng theo dõi nhé!

Botulinum là gì?

Botulinum là chất độc vô cùng khủng khiếp, đặc biệt nó có độc tính thần kinh rất cao. Chỉ một lượng siêu nhỏ nhưng cũng có thể gây ngộ độc, nguy hiểm tính mạng. Cụ thể, 1mg có thể giết chết 200 triệu con chuột và chưa cần đến 0,000001g có thể gây chết người, 1kg có thể gây tử vong 1 tỷ người.

Botulinum có mấy dạng?

Độc tố botulinum có 7 dạng khác nhau, từ A – G. Trong đó, có 4 loại thường gây ngộ độc ở người là: A, B, E và F. Loại C, D và E gây bệnh cho các loài động vật có vú, chim và cá. Con người bị nhiễm độc botulinum thường là do ăn phải thực phẩm chế biến không đúng cách, khiến cho vi khuẩn hoặc bào tử sinh sôi và tạo ra độc tố. Ngoài ra, ngộ độc botulinum cũng có thể xuất hiện do hít phải khí hoặc do nhiễm trùng vết thương.

Dấu hiệu cảnh báo ngộ độc botulinum?

Thời gian ủ bệnh đối với người nhiễm độc tố này thường 8-10 giờ, có trường hợp 4 giờ. Các triệu chứng ban đầu bao gồm mệt mỏi rõ rệt, suy nhược và chóng mặt. Sau đó là mờ mắt, khô miệng, khó nuốt và khó nói. Nôn mửa, tiêu chảy, táo bón và sưng bụng cũng có thể xảy ra. Sau đó xuất hiện triệu chứng thần kinh điển hình:

  • Liệt cơ mắt: giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, liệt cơ tim, liệt điều tiết (viễn thị), liệt cơ vận động nhãn cầu (lác mắt), nhìn đôi.
  • Liệt màn hầu, co thắt họng: nghẹn, sặc đường mũi, doãi cơ hàm, nhai nuốt khó khăn.
  • Liệt cơ thanh quản: nói khàn, giọng mũi, nói nhỏ, nói không thành tiếng. Các triệu chứng liệt có đặc điểm thường liệt cả hai bên đối xứng.

Triệu chứng tiêu hoá vẫn tiếp tục theo chiều hướng: táo bón, giảm tiết dịch tiêu hoá, khô miệng, khô họng.

Các nguồn dẫn đến gây ngộ độc Botulinum?

  • Thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm lên men và đồ đóng hộp không được chế biến, bảo quản đúng cách hoặc quá hạn sử dụng.
  • Thủ thuật y tế: nhiễm độc tố type A khi tiêm làm giảm căng cơ quá mức (do đau nửa đầu), nhiễm độc xảy ra sau khi thẩm mỹ có xảy ra nhưng hiếm.
  • Hít phải độc tố ở dạng khí dung, được sử dụng vô tình hoặc cố ý như một vũ khí sinh học, độc tố dạng khí dung không có trong tự nhiên.

Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm độc Botulinum?

  • Tiêm ma tuý có nguy cơ nhiễm độc qua vết thương.
  • Sử dụng một số loại bia rượu tự nấu.
  • Ăn thực phẩm đóng hộp hoặc lên men không được chế biến an toàn.
  • Tiêm độc tố botulinum trong thẩm mỹ (xóa nếp nhăn) hoặc điều trị đau nửa đầu.

Nhóm thực phẩm nào dễ gây ngộ độc Botulinum?

Đồ hộp, đóng gói sẵn (thịt, cá, sữa hộp, pho-mát, hải sản…)

Đồ hộp, đóng gói sẵn có thể dễ gây ngộ độc Botulinum do một số lý do sau:

  • Môi trường không khí: Botulinum là một loại vi khuẩn chủ yếu tồn tại trong môi trường không khí. Khi các loại thực phẩm được đóng gói trong hộp và không tiếp xúc với không khí, nếu trong quá trình đóng gói không đảm bảo vệ sinh hoặc xử lý nhiệt đúng cách, vi khuẩn Botulinum có thể sống sót và phát triển trong thực phẩm.
  • Thiếu oxi: Botulinum là loại vi khuẩn anaerobic, tức là nó không cần oxi để sinh sống. Việc đóng gói thực phẩm trong hộp có thể tạo ra một môi trường thiếu oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Botulinum sinh sôi nảy nở.
  • Điều kiện lưu trữ: Nếu thực phẩm trong hộp không được lưu trữ đúng cách, ví dụ như không được giữ ở nhiệt độ thích hợp hoặc không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn Botulinum có thể phát triển và tạo ra độc tố Botulinum, gây nguy hiểm cho sức khỏe khi được tiêu thụ.

<<<Xem thêm: Những loại thực phẩm giúp bạn ngủ ngon hơn

Các sản phẩm thịt chế biến sẵn

  • Dù có được đóng hộp hay không, các loại thịt chế biến sẵn được xem là một trong những môi trường lý tưởng hàng đầu để vi khuẩn C. Botulinum sinh sôi và gây hại cho con người. Trong khi đó, chúng ta lại thường xuyên tiêu thụ giăm bông, xúc xích, giò chả…

Các loại rau củ lên men

  • Lên men là một trong những phương pháp chế biến hoặc bảo quản rau củ rất phổ biến, nhất là ở các quốc gia châu Á. Ví dụ như: dưa muối, cà muối, kim chi, natto… Tuy nhiên, rau củ lên men cũng rất dễ trở thành con đường khiến độc tố botulinum xâm nhập và gây nguy hại cho con người. Nhiệt độ ấm và thời gian lưu trữ cũng cung cấp điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này phát triển. Quá trình lên men diễn ra trong môi trường không khí và dưới lớp dung dịch muối hoặc nước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Botulinum sinh sôi nảy nở. Khi không được xử lý đúng cách hoặc quy trình lên men không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn Botulinum có thể sản xuất độc tố gây ngộ độc.
  • Bên cạnh đó, các thực phẩm không được nấu chín trước khi ăn hoặc nấu chín nhưng để lâu dẫn đến bị ôi, thiu cũng có thể gây ngộ độc. Hay khi tự đóng gói thực phẩm tại nhà, nhất là nếu chưa chế biến kỹ lưỡng hoặc bảo quản trong tủ lạnh sai cách cũng rất dễ gây ngộ độc botulinum. Ngoài ra, vi khuẩn hoặc bào tử của C.botulinum cũng có thể tồn tại trong ruột cá, ruột gia súc. Vì vậy, nếu ăn các món chế biến từ nguyên liệu này mà chưa chín kỹ, còn sống hay tái thì khả năng bị ngộ độc botulinum là rất cao.

Cách phòng chống ngộ độc Botulinum?

  • Sản xuất, chế biến phải dùng những nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, tuân thủ theo đúng yêu cầu quy định về vệ sinh. Trong sản xuất đồ hộp, các đơn vị phải chấp hành chế độ khử khuẩn nghiêm ngặt.
  • Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường. Tuân thủ đúng hướng dẫn về chế biến (nếu có), bảo quản cũng như ăn uống từ nhà sản xuất.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi. Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Việc nấu chín thực phẩm đủ lâu và ở nhiệt độ đủ cao giúp tiêu diệt vi khuẩn và độc tố Botulinum.
  • Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối…) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên tiếp tục ăn.
  • Khi ngâm chua hoặc bảo quản thực phẩm tại nhà, để loại bỏ độc tố, cần đun sôi ít nhất 10 phút, đảo đều thực phẩm hoặc khống chế giá trị pH dưới 4,5. Vì độc tố botulinum có thể bị nhiệt phân hủy, nên thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn cũng nên được đun sôi ít nhất mười phút trước khi ăn để tiêu diệt độc tố.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc Botulinum, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều trị ngộ độc Botulium như thế nào?

  • Điều trị khẩn cấp: Ngộ độc Botulium đòi hỏi sự can thiệp y tế ngay lập tức. Mục tiêu chính là ngăn chặn sự lưu thông của độc tố Botulinum trong cơ thể và loại bỏ nó khỏi hệ tiêu hóa. Bệnh nhân thường được tiêm chất kháng độc tố Botulinum để hấp thụ độc tố.
  • Hỗ trợ hô hấp: Liệt tiến triển ngăn dự phòng bệnh nhân khỏi các dấu hiệu suy hô hấp tiên triển cũng như giảm năng lực sống còn. Suy hô hấp đòi hỏi được theo dõi và điều trị tại các đơn vị hồi sức cấp cứu, nơi luôn sẵn sàng để đặt nội khí quản và hỗ trợ bằng máy thở.
  • Điều trị bổ sung: Nếu ngộ độc đã gây tổn thương cho cơ thể, điều trị bổ sung có thể được thực hiện để phục hồi sự khỏe mạnh của bệnh nhân.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà Blog Ẩm Thực tổng hợp về ngộ độc Botulium. Việc nhận biết và xử lý ngộ độc Botulium một cách nhanh chóng và chính xác là rất quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng thẩm mỹ an toàn cũng rất cần thiết để ngăn chặn ngộ độc Botulium.

 

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *