8 Tháng Năm, 2024

11 món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc

Trong đời sống tinh thần của người Việt, Tết Nguyên Đán là khởi đầu cho một năm mới, vận hội mới của gia đình, cộng đồng và cả dân tộc. Thế nên gia đình dù còn khó khăn, người ta vẫn gắng sắm sửa mâm cỗ Tết thịnh soạn để tưởng nhớ ông bà, Tổ tiên, mong Tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, học hành tấn tới, làm ăn phát tài phát lộc.
Văn hóa ẩm thực của người miền Bắc rất coi trọng hình thức, do đó mâm cơm ngày tết miền Bắc cần được bày biện rất công phu, tỉ mỉ và đẹp mắt. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều biến đổi song trong mâm cỗ tết ở miền Bắc luôn phải có các món ăn sau:
1/ Bánh chưng – Biết ơn cha ông và đất trời
Bánh Chưng là món ăn truyền thống của dân tộc, nên không thể thiếu trong ngày mâm cỗ tết Miền Bắc từ xưa đến nay. Bánh chưng có nhân đậu xanh, thịt mỡ được bọc bên ngoài là lớp lá dong cùng dây lạt. Bánh có hình vuông vức tượng trưng cho đất cũng như nền nông nghiệp lâu đời của nước Việt Nam, đây là món ăn mang quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt. Hương vị béo bùi của bánh chưng sẽ giúp mâm cơm ngày tết của gia đình bạn thêm tròn vị.
2/ Thịt đông – Trong trẻo vạn niên
Thịt đông là món riêng có của mùa đông xuân Bắc bộ. Trong làn không khí lạnh, thịt đông trở nên ngon hơn. Món thịt đông này được làm từ thịt heo ba chỉ, đôi khi được sử dụng cả gà, cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong, bạn múc ra bát, để nguội cho thịt đông lại, để đẹp mắt thì trang trí dưới đáy bát vài bông hoa cà rốt. Trên mặt của nồi thịt đông là lớp ván mỡ có màu trắng như tuyết pha sắc vàng mịn như mặt hồ không gợn sóng. Một miếng thịt đông kèm một củ dưa hành, thì thật đúng nghĩa Tết cổ truyền miền bắc.
3/ Dưa hành
Dưa hành thường được sử dụng như một món ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều mỡ (thịt đông, thịt kho Tàu, thịt luộc) cho đỡ ngán trong những ngày Tết của miền Bắc. Vị chua dịu, cay nhẹ của dưa hành vừa giúp gia tăng hương vị vừa giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn. Ngày nay những loại dưa hành được ưa chuộng như: củ kiệu muối, dưa cải bẹ muối, dưa bắp cải muối.
4/ Thịt gà luộc – Cầu gì được nấy, phúc đức tràn đầy
Ngoài bánh chưng thì gà luộc cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc. Món gà luộc để cúng trong đêm Giao thừa và ngày đầu năm mới. Người ta tin rằng món ăn này dâng lên đất trời ngày đầu xuân sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy. Khi ăn những miếng thịt gà có màu vàng tươi, rắc thêm lá chanh thái nhỏ chấm với muối tiêu chanh ớt tạo nên một hương vị đặc trưng.
5/ Xôi gấc – may mắn đầu năm
Xôi gấc là món ăn thơm ngon, không chỉ bổ dưỡng, mà còn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ tết miền Bắc. Màu đỏ tươi của xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn, niềm vui đầu năm mới. Do vậy, trong mâm cơm ngày Tết người miền Bắc luôn chuẩn bị món xôi gấc để thiết đãi mọi người, mong một năm mới nhiều điều may mắn sẽ đến.
6/ Giò nạc, giò thủ – Trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà
Đối với người miền Bắc, trong mâm cỗ ngày Tết từ xưa đến nay, đĩa giò, đĩa chả luôn giữ vị trí mỹ vị và đã trở thành món ăn không thể thiếu.
7/ Nem rán
8/ Canh miến nấu măng
9/ Rau nộm
10/ Canh bóng thập cẩm
11/ Chè kho
Trên đây là những món ăn thường được người miền Bắc chế biến trong mâm cỗ mỗi dịp Tết đến. Tất cả các món ăn đều mang một hương vị và ý nghĩa riêng, tạo nên một tổng thể hoàn hảo cho mâm cơm ngày Tết thêm phần trọn vẹn.
#mamcotet #amthuc #blogamthuc

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *