26 Tháng Tư, 2024

Hướng dẫn cúng tết Đoan Ngọ 2022 đầy đủ nhất

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết giết sâu bọ. Tết Đoan Ngọ là ngày 5.5 Âm lịch. Tết Đoan Ngọ 2022 sẽ rơi vào ngày thứ Sáu, 3 tháng 6 năm 2022. Thường sắp mâm cúng tết Đoan Ngọ sẽ có 2 khung giờ để cúng là vào giờ Ngọ từ là 11 giờ đến 13 giờ là giờ đẹp và chuẩn nhất. Tuy nhiên, nếu bạn không chuẩn bị mâm cúng tết Đoan Ngọ được trong giờ này thì vẫn có thể dâng lễ cúng vào 7 giờ – 9 giờ sáng. Vậy cần chuẩn bị mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ gồm những gì, hãy cùng #BlogẨmThực tìm hiểu nha.

Lễ cúng gia tiên ngày tết Đoan Ngọ 5/5 trên mâm cúng tết đoan ngọ gồm có:

  • 1 mâm cơm chay
  • Các loại bánh chay
  • Xôi chay
  • Mâm ngũ quả
  • Bình hoa
  • 3 chén rượu, 3 chén trà
  • Tiền vàng âm phủ
  • 9 cây nến
  • Nhang

Lễ cúng ngoài trời trong mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm có

  • Các loại bánh chay
  • Xôi
  • Mâm ngũ quả
  • Bình hoa
  • 5 chén rượu, 5 chén trà
  • 1 chiếc lọng đỏ viền vàng
  • 9 cây nến

Về căn bản mâm cúng tết Đoan Ngọ là như thế nhưng ở mỗi vùng miền sẽ có những món cúng khác nhau. Chẳng hạn như trong mâm cúng tết Đoan Ngọ ở miền Nam sẽ thường có chè trôi nước, bánh ú. Còn mâm cúng tết Đoan Ngọ ở miền Bắc và miền Trung thì luôn có bánh tro. Nhưng cả 3 miền đều có cơm rượu nếp, hoa quả, bánh trái, rượu, v.v.

1/ Cơm rượu nếp cúng ngày tết Đoan Ngọ

Cơm nếp vừa có vị nồng của cơm nếp cùng chút men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Chính vì thế sáng mùng 5/5 tết Đoan Ngọ hằng năm, mọi người đều dùng món cơm rượu để mong cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật.

2/ Bánh ú nước tro (bánh ú)

Bánh ú là loại bánh truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam. Vị bánh thơm nồng, ngọt lịm, dẻo quánh rất ngon. Trên mâm cúng tết Đoan Ngọ của người Miền Nam sẽ thường có vài chục bánh ú để dâng mâm lễ.

3/ Chè trôi nước trong mâm cúng tết Đoan Ngọ

Chè trôi nước là món phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ ở miền Nam. Chè trôi nước miền Nam được làm từ bột nếp và nhân đậu xanh, nước chè có nấu cùng gừng và nước cốt dừa nên rất thơm và béo.

4/ Thịt vịt có cúng tết Đoan Ngọ được không?

Có nhiều món ngon từ thịt vịt như vịt nấu chao, bún măng vịt, gỏi vịt… là các món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Trung. Vịt có tính mát nên tầm khoảng khoảng tháng 5 âm lịch thời tiết thường nóng nực, nên ăn thịt vịt thanh nhiệt người hơn.

5/ Chè kê trong mâm cúng tết Đoan Ngọ

Chè kê trong mâm cúng tết Đoan Ngọ là món ăn đặc trưng của người Huế. Muốn thưởng thức món chè kê ngon nhất là bạn phải ăn kèm với bánh tráng mè. Món ăn có vị ngọt của đường, thơm phức vị kê và có vị nồng của gừng tươi rất vừa miệng.

6/ Trái cây

Mâm trái cây cúng trong ngày Tết Đoan Ngọ thường chọn vải thiều, mận, xoài, dưa hấu… đây đều những loại trái cây có màu sặc sợ và vị ngọt thơm. Việc cúng trái cây trong mâm cúng tết Đoan Ngọ được cho rằng giúp tiêu trừ mầm bệnh, bày tỏ ước mong hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.

Lưu ý khi cúng trong ngày tết Đoan Ngọ năm nay cần bạn nhớ

– Tốt nhất nên làm lễ cúng đoan ngọ vào giờ chính ngọ (12 giờ trưa) ngày 5/5 âm lịch.

– Kiêng kị trong ngày tết Đoan Nhọ 5/5 không nên để giày dép lộn xộn vì dễ dẫn dụ tà khí vào nhà.

– Trong ngày tết Đoan Ngọ kiêng mua các vật phẩm có hình thù kì quái

– Nếu có đi xa trong ngày tết Đoan Ngọ kiêng kị dừng chân ở những nơi u ám như nhà hoàng, miếu đình hoang, …

– Kiêng kị trong ngày tết 5/5 không nên làm rơi tiền bạc hay ví vì đó là làm rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống.

Trên đây là một số món ăn phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ ở 3 miền đất nước và những lưu ý khi cúng tết Đoan Ngọ năm nay, hi vọng những chia sẻ ngắn gọn của #BlogẨmThực sẽ giúp bạn chuẩn bị một mâm cúng tết Đoan Ngọ thật chuẩn và tươm tất cho gia đình của mình.

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *