28 Tháng Tư, 2024

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa 3 miền chuẩn nhất

Cúng giao thừa là một nghi thức quan trọng để kết thúc năm cũ đón chào năm mới mà nhiều gia đình người Việt Nam hiện nay vẫn đang duy trì và gìn giữ. Cúng giao thừa gồm có cúng giao thừa trong nhà và mâm cúng giao thừa ngoài trời, cách chuẩn bị 2 mâm cúng giao thừa này hoàn toàn khác nhau nên bạn cũng cần lưu ý. #BlogẨmThực xin gợi ý đến bạn những cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa tươm tất nhất để bạn có thời gian chuẩn bị nhé.

Thường trong mâm lễ cúng đêm giao thừa bao gồm: ngũ quả, vàng hương, đèn nến, cau trầu, muối, gạo, trà, rượu, mâm lễ mặt, gà trống luộc, bánh chưng,… tùy theo vùng miền và gia đình.

Theo từng phong tục của địa phương mà cách sắp xếp mâm cúng giao thừa cũng khác nhau đôi chút. Người miền Bắc thường thiên về các món ăn truyền thống với số lượng 4 bát 4 đĩa, 6 bát 6 đĩa,… Còn mâm cúng giao thừa miền Trung thì gồm bánh chưng, bánh tét,… Mâm cúng giao thừa ở miền Nam thì thường là những món đồ nguội. Dưới đây là gợi ý mâm cúng giao thừa trong nhà truyền thống của người Việt:

1/ Mâm cúng giao thừa miền Bắc gồm những gì?

  • Bát bóng nấu thập cẩm
  • Bát móng giò hầm măng
  • Bát mọc
  • Bát miến nấu lòng gà.
  • Đĩa thịt gà luộc
  • Đĩa nem
  • Đĩa nộm
  • Đĩa giò lụa
  • Đĩa giò xào
  • Đĩa hành muối
  • Đĩa bánh chưng

2/ Mâm cúng giao thừa miền Trung gồm những gì?

  • Đĩa giò lụa Huế
  • Đĩa dưa món
  • Đĩa gà bóp rau răm
  • Đĩa thịt đông
  • Đĩa thịt heo luộc
  • Đĩa chả Huế
  • Dưa giá
  • Bát măng khô ninh
  • Bát miến
  • Đĩa ram
  • Đĩa cá chiên, …

3/ Mâm cúng giao thừa miền Nam gồm những gì?

  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Canh măng tươi
  • Gỏi tôm thịt
  • Thịt kho hột vịt
  • Củ kiệu
  • Chả giò
  • Dưa giá
  • Bánh tét ăn kèm củ kiệu…

Mâm cúng giao thừa ngoài trời cũng chỉ có một chút khác biệt so với mâm cúng giao thừa trong nhà. Tùy theo sở thích và thời gian chuẩn bị của gia chủ mà bạn sẽ sắp xếp mâm cúng giao thừa ngoài trời bao gồm:

  • Gà trống luộc nguyên con.
  • Đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng.
  • Rượu, trà.
  • Bánh kẹo, hoa quả, trầu cau.
  • Đĩa gạo muối.
  • Hương (nhang), đèn, nến.

Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng giao thừa năm nay

– Sau khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm đón quan Hành khiển mới, tiễn quan Hành khiển cũ thì gia chủ mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà.

– Mâm cúng giao thừa không cần quá hoành tráng nhưng cũng không nên quá sơ sài.

– Trong đêm giao thừa hạn chế cãi vã, to tiếng với nhau, làm vỡ đồ vật…

– Không nên soi gương vào đêm giao thừa vì quan niệm người xưa cho rằng như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ, đồng thời khiến cả năm gặp điều không may.

– Không nên dùng hoa giả thờ cúng, vì quan niệm giống sự giả dối nên cần tránh.

– Nên chọn gà trống choai, loại gà non mới tập gáy, khỏe mạnh, mỏ màu vàng, mào cờ, chân vàng, và đặc biệt là chưa từng đạp mái.

Ý nghĩa của mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời

Theo như quan niệm của nền văn hóa Phương Đông, thì trời đất chính là khởi thủy phải có tận cùng. Một năm được bắt đầu từ giao thừa năm nay và kết thúc vào giao thừa năm sau. Cúng giao thừa là một nghi lễ thiêng liêng của người Việt trước thời điểm bắt đầu của Tết Nguyên Đán. Chính vì thế, lễ cúng tất niên đêm 30 Tết được thực hiện đều đặn hàng năm, trước hoặc sau thời khắc bắn pháo hoa của cả nước. Không những thế, lễ Trừ Tịch còn được xem như nghi thức để đón rước ông bà tổ tiên về sum vầy cùng gia đình đón tết.

Thời gian cúng giao thừa chuẩn nhất

Theo phong tục của người Việt, thời khắc cúng giao thừa được tiến hành bắt đầu từ giờ Hợi của ngày 30, sang giờ Tý ngày mồng một là Tết, tức là từ 12 giờ đêm 30 Tết đến sáng ngày mùng một Tết.

Cúng giao thừa là một nghi thức quan trọng diễn ra chỉ 1 năm 1 lần, thế nên bạn cũng cần chuẩn bị cho chu đáo để tiễn cái xấu đi, đón cái tốt về nhé. Hi vọng video này sẽ giúp bạn hình dung được cách cúng giao thừa chuẩn nhất năm nay.

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *