19 Tháng Tư, 2024

Tết Hàn Thực: Chuẩn bị mâm cúng sao cho chuẩn?

Theo truyền thống của người Việt Nam, Tết Hàn thực là một trong những ngày lễ quan trọng, ngày mà nhiều hộ gia đình chuẩn bị mâm cúng để bày tỏ lòng biết ơn và thành kính đối với tổ tiên và các vị thần linh. Vậy ý nghĩa của Tết Hàn Thực và mâm cúng Tết Hàn thực cần chuẩn bị những gì cho chu đáo? Hãy cùng Blog Ẩm Thực khám phá những vấn đề này trong video này nhé!

Tết Hàn Thực là gì?

Tết Hàn Thực hay còn được gọi là Tết bánh trôi bánh chay. Xuất hiện ở Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Tết Hàn Thực thường diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Vào những ngày này, người dân Việt Nam sẽ thường nấu các món bánh truyền thống là bánh trôi, bánh chay để dâng mâm cúng lên bàn thờ tổ tiên tưởng nhớ cội nguồn.

Ý nghĩa của Tết Hàn Thực ở Việt Nam

Tết Hàn Thực của người Việt mang ý nghĩa hướng về cội nguồn tổ tiên và ghi nhớ công ơn của những người đã khuất.

Về ý nghĩa mặt chữ thì “Hàn Thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”, theo đó mọi người sẽ dùng thức ăn lạnh, nguội như một cách tưởng nhớ đến những người thân đã khuất. Và ở Việt Nam chọn bánh trôi, bánh chay là thức ăn lạnh đại diện đó vì từ lâu bánh trôi, bánh chay đã được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, hình ảnh những viên bánh tròn, hơi dẹt đã đi sâu vào nét truyền thống dân tộc thông qua thơ ca.

Cứ vào lễ Hàn Thực hàng năm, mọi người trong gia đình lại quay quần bên nhau tự tay nắn những viên bánh trôi, bánh chay. Rồi sau đó sẽ vừa thưởng thức vừa chia sẻ với nhau về những mẫu chuyện của riêng mình.

Cách chuẩn bị mâm cúng vào ngày Tết Hàn Thực

Như Blog Ẩm Thực đã nói ở trên, Tết Hàn Thực của Việt Nam sẽ dâng cúng món bánh trôi, bánh chay và kèm thêm hương để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ cội nguồn. Dưới đây là cách chuẩn bị mâm lễ cúng Tết Hàn Thực thông thường mà bạn có thể tham khảo:

Bánh trôi, bánh chay

Trong mâm cúng Tết Hàn Thực, thì không thể thiếu món bánh trôi, bánh chay. Số lượng bánh trôi, bánh chay trong mâm cúng là 3 hoặc 5 đĩa bánh trôi, 3 hoặc 5 bát bánh chay.

Hương, hoa tươi, trầu cau

Trong mâm cúng, người Việt đều không thể thiếu nén hương, hoa tươi và trầu cau. Do vậy, vào ngày Tết Hàn thực, mâm cúng cũng sẽ không thể thiếu những thứ này.

Mâm hoa quả

Ngoài những thực phẩm trên, bạn có thể mua một đĩa hoa quả tươi khoảng 5 loại quả. Tùy theo từng mùa, nên bạn lựa chọn 5 quả có màu sắc khác nhau như: màu xanh, đỏ, vàng, tím… để đại diện cho ngũ hành, dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành.

Ly nước sạch

Mỗi lần thắp hương gia tiên, bạn đừng quên thay một ly nước sạch trên bàn thờ. Vào dịp Tết Hàn Thực cũng cần phải có một ly nước sạch bởi nước là thể hiện cho tâm của bạn đấy.

Đèn cầy hoặc nến

Tùy vào điều kiện gia đình, việc lựa chọn đèn cầy hay nến đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên, bạn nên để 2 đèn cầy hoặc 2 nến bởi nó vừa giúp tiện cho việc châm hương thuận tiện phù hợp theo thuận tay người thắp mà còn làm bàn thờ cân xứng và ấm cúng hơn.

Văn khấn cúng Tết Hàn Thực

Ngoài việc chuẩn bị mâm lễ cúng ra, thì bạn có thể chuẩn bị thêm rượu trắng, trầu cau, nến hoặc đèn cầy và bài văn khấn để đọc khi thực hiện lễ cúng Tết Hàn Thực. Dưới đây, Blog Ẩm Thực xin chia sẻ đến cho bạn bài văn khấn đầy đủ nhất để cúng Tết Hàn Thực như sau:

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.
Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ chúng con là….Ngụ tại…..

Hôm nay là ngày ……. (đọc ngày theo âm lịch) gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia đình bạn) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

 

Trên đây là ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng Tết Hàn Thực. Hy vọng qua video này đã giúp bạn phần nào trong việc chuẩn bị cho Tết Hàn Thực một cách hợp lý nhất.

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *